Thiền, Nghệ thuật đốt nhang và trà đạo

Trong thế giới trà đạo có phần phức tạp, tồn tại một cuộc tranh luận: có nhang hay không có nhang? Bỏ sở thích cá nhân sang một bên, chúng tôi quyết định đi sâu hơn vào lý do tại sao lại đốt nhang trong các buổi trà đạo. Xét cho cùng, đây là một truyền thống lâu đời có nguồn gốc từ Phật giáo và đã xâm nhập vào trà đạo truyền thống của Trung Quốc (Gong Fu Cha) và của Nhật Bản (Chanoyu / Chado)

Nhang được làm nguyên liệu bằng gì?

Nhang là sản phẩm được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, thờ cúng, thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến tổ tiên. Nhang có thể được sử dụng hằng ngày như một liệu pháp mùi hương giúp thanh tẩy, kiến tạo không gian sạch cho gia đình, hỗ trợ thiền định, yoga hiệu quả.

Nhang được làm từ những thứ có trong tự nhiên – chủ yếu là vỏ cây, hoa và gia vị, và thậm chí một số sản phẩm phụ của động vật. Nguyên liệu thô được sử dụng để làm nhang có sự khác nhau tùy theo từng quốc gia. Tuy nhiên, ở Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, ít nhiều các thành phần tương tự được sử dụng. Chất liệu phổ biến nhất ở những vùng này là gỗ đàn hươnggỗ trầm hương; trong đó gỗ trầm hương quý hiếm hơn và đắt tiền hơn. Các chất liệu phổ biến khác là vỏ quế, hoa oải hương, hoa huệ, hoắc hương và hoa hồi.

Thắp nhang và trà đạo Trung Quốc (Gong Fu Cha)

Vào thời nhà Tống ở Trung Quốc (960 – 1279), văn hóa nhang phát triển mạnh mẽ như văn hóa uống trà.

Mỗi loại nhang có hình dạng riêng, có loại hình que, hình nón và hình xoắn ốc. Một số loại nhang có thể cháy trong 10 phút, trong khi một số khác có thể cháy trong 30 phút. Vì vậy, nhang được dùng để ghi nhớ thời gian. Khi nhang sắp tàn, buổi uống trà sẽ kết thúc.

Chúng ta biết rằng văn hóa hương trầm đã ăn sâu vào cội rễ của Phật giáo. Trong nhiều thế kỷ, nhang đã được đốt với mục đích thanh lọc trong các ngôi chùa. Chúng ta cũng biết rằng văn hóa trà có nguồn gốc từ Phật giáo. Nó bắt đầu từ việc các nhà sư trồng hạt giống hoa trà sinensis (cây chè) bên ngoài các ngôi chùa. Sau đó sau khi thu hoạch và chế biến lá chè, các nhà sư sẽ uống trà để tỉnh táo và tĩnh tâm trong những giờ thiền dài. Không có gì ngạc nhiên khi hai nghi lễ này – nghi thức thắp nhangpha trà đã gắn bó với nhau từ lâu đời.

Khi bắt đầu một buổi trà đạo Gong Fu Cha, hương gỗ đàn hương thường được đốt. Điều này ngay lập tức tạo ra một không gian có chủ đích cho buổi lễ: đưa khách bước vào một không gian sạch sẽ. Trong khi hương đang cháy, trà sư sẽ chuẩn bị, dọn dẹp phòng cũng như sắp xếp các dụng cụ pha trà. Khi hương đã cháy xong cũng là lúc trà đạo đã sẵn sàng bắt đầu.

Đặc biệt gỗ đàn hương có hương thơm tươi mát của rừng núi. Mùi hương tạo nên bầu không khí tuyệt vời cho các loại trà đậm đà hơn: trà Phổ Nhĩ chín, ô long nham trà (Đại hồng bào / Thiết la hán…) hay các loại hồng trà (Chính sơn tiểu chủng/ Kim Tuấn Mi). Ngay cả khi thưởng thức trà tại nhà, việc thắp hương trước nghi lễ trà có thể ngay lập tức đưa chúng ta đến một địa điểm mới. Có lẽ là một khu rừng rậm rạp, những đỉnh núi lộng gió, những thác nước mù sương hay một khu vườn thiền. Sau đó khi uống trà, cùng với mùi hương sẽ đưa chúng ta đi sâu hơn vào khung cảnh khác.

Thắp nhang và trà đạo Nhật Bản (Chanoyu / Chado)

Ở Nhật Bản, cũng như ở Trung Quốc, việc thắp nhang gắn liền với Phật giáo và văn hóa dân tộc. Nhang sẽ được đốt trong đền thờ và các samurai sẽ thanh lọc cơ thể bằng khói và hương thơm của nhang trước trận chiến. Đốt nhang là một phần không thể thiếu trong Chanoyu/ Chado – nghi lễ trà xanh matcha truyền thống của Nhật Bản. Trong thời kỳ Muromachi thế kỷ 16, việc đốt nhang đã phát triển thành Kodo – nghệ thuật thưởng hương tinh tế của người Nhật. Kodo, dịch từ tiếng Nhật, là “Con đường của hương thơm”. Kodo là một trong “ba nghệ thuật tinh tế cổ điển của Nhật Bản” cùng với Chado (Con đường uống trà )Kado / Ikebana (Con đường của hoa/nghề cắm hoa ). Cả ba đều là một phần không thể thiếu trong truyền thống Trà đạo Nhật Bản.

Trong khi căn phòng đang được dọn dẹp và chuẩn bị đón khách, chủ nhân sẽ thắp nhang. Ở Nhật, nhang được mua từ các cửa hàng của chùa. Mỗi ngôi chùa có công thức làm nhang riêng và một số loại nhang nổi tiếng đến nỗi khi ngửi mùi hương có thể biết được ngôi chùa sản xuất ra loại nhang đó. Hơn nữa, trà sư thường sẽ chọn loại nhang để đốt theo mùa. Những mùi hương hoa tươi mát dành cho những tháng Xuân Hè ấm áp hơn và mùi hương gỗ mạnh mẽ dành cho thời điểm lạnh giá hơn trong năm. Một lư hương phù hợp với mùa cũng được sử dụng. Trong khi hộp đựng bằng gốm thường được sử dụng cho những tháng lạnh thì hộp gỗ có thể được sử dụng cho những tháng ấm áp.

Sau khi khách bước vào quán trà và dành thời gian chiêm ngưỡng bức tranh treo và cắm hoa, họ cũng sẽ ngửi thấy mùi hương thơm từ các loại nhang được đốt. Ngay lập tức, đạt được cảm giác thanh lọc và thư giãn.

Lợi ích của đốt nhang

Bốn trăm năm trước ở Nhật Bản, một thiền sư đã cầm cây bút thư pháp của mình lên và vẽ một bức tranh ca ngợi Thập Đức Hương (Mười đức tính của nhangthe 10 virtues of koh/incense). Mặc dù chúng ta không biết nhà sư này là ai, nhưng qua bài viết của ông, chúng ta biết rằng ông rất đánh giá cao hương thơm của nhang.

  1. Làm sắc bén các giác quan
  2. Thanh lọc cơ thể và tinh thần
  3. Loại bỏ chất ô nhiễm
  4. Đánh thức tinh thần
  5. Chữa lành nỗi cô đơn
  6. Bình tĩnh trong thời điểm khó khăn
  7. Loại bỏ sự khó chịu
  8. Số lượng nhỏ cũng vừa đủ
  9. Khó bị hỏng sau thời gian dài
  10. Sử dụng hàng ngày không gây hại
5/5 - (42 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *