Hồng trà là gì? Cách pha hồng trà

Ở Việt Nam, người ta vẫn nghe nói nhiều về hồng trà là nguyên liệu chính để pha chế trà sữa. Tuy nhiên, thực chất hồng trà lại là thức uống truyền thống quen thuộc ở nhiều quốc gia trên Thế giới. Sản lượng tiêu thụ hồng trà mỗi năm chiếm đến 90% tỷ trọng ngành trà (Trà là thức uống phổ biến thứ 2 trên thế giới, sau nước lọc. Năm 2021, tiêu thụ trà toàn cầu đạt hơn 6,6 tỷ kg, năm 2025 dự kiến đạt 7,4 tỷ kg)

Hồng trà là gì?

Hồng trà (红茶 / Black tea) là một loại trà lên men gần toàn phần (oxy hóa 80-95%, khác với Trà đen được lên men toàn phần 100%), được làm từ lá của cây chè xanh (Camellia sinensis). Hồng trà được ưa chuộng nhờ có vị thơm nhẹ, không đắng chát, phù với khẩu vị của nhiều người.

Tên gọi hồng trà là cách gọi của người Thượng Hải, xuất phát từ màu của nước trà khi pha ra có màu đỏ hoặc màu hồng ngọc. Ở phương Tây, người ta dựa vào màu sắc của lá trà khô nên gọi là trà đen (Dark tea)

Nguồn gốc của hồng trà bắt nguồn từ thời nhà Minh, Trung Quốc. Những lá hồng trà đầu tiên được những người nông dân ở vùng Phúc Kiến phát minh từ lá chè xanh. Bấy giờ, loại hồng trà đầu tiên được đặt tên là “Chính Sơn tiểu chủng”, tính đến nay đã có lịch sử hơn 400 năm. Nhiều tài liệu khác lại ghi nhận rằng hồng trà xuất phát từ đảo Đài Loan. Tuy nhiên, hồng trà ở Đài Loan được biết đến từ những năm 1980, muộn hơn rất nhiều so với trà Chính Sơn tiểu chủng.

Hồng trà là thức uống quen thuộc của người dân Thượng Hải, và trở thành một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của thành phố này. Hồng trà du nhập vào châu Âu từ thế kỷ 16 và rất nhanh chóng được ưa chuộng, là thức uống không thể thiếu của Hoàng gia Anh.

Cách chế biến hồng trà

Hồng trà cũng sử dụng cả 5 bước cơ bản của quá trình làm trà, nhưng trà được để cho oxy hoá 80-95%. Các bước được thực hiện tiếp nối nhau và không lặp lại một bước nào.

  1. Hái: cần hái lá chè vào thời điểm sáng sớm, lúc này lá chè vẫn còn ngậm sương. Như vậy khi chế biến mới cho ra lá trà ngon nhất.
  2. Làm héo: bằng cách phơi khô dưới nhiệt độ phòng hoặc dưới ánh sáng mặt trời nhưng không quá gắt. Mục đích của giai đoạn này là để giảm lượng nước trong lá, làm cho lá chè khô và dẻo dai.
  3.  : công đoạn vò này là để tách tầng biểu bì và giúp giải phóng các hợp chất bên trong lá trà. Các hợp chất này sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước tạo thành màu sắc cho lá trà. Đồng thời, vò trà trước khi lên men sẽ giúp cho quá trình oxy hóa phía sau diễn ra thuận lợi hơn.
  4. Oxy hoá: Lá trà sau khi vò sẽ trải lên khay hoặc rổ, siết chặt lại rồi dùng một tấm vải để phủ lên bề mặt. Độ ẩm bên trong được gia tăng sẽ thúc đẩy quá trình lên men, các enzyme hoạt động sẽ thúc đẩy Polyphenol trong trà bị biến đổi. Lúc này, lá trà từ màu xanh lục ban đầu sẽ chuyển dần sang màu hồng nâu hoặc nâu đỏ. Quá trình lên men luôn phải duy trì nhiệt độ khoảng 20-25 °C, độ ẩm không khí từ 80- 95%, thời gian từ 3 – 5 tiếng.
  5. Sấy: định hình và làm khô.

Hình thức, hương vị và màu sắc của hồng trà:

  • Trà còn nguyên lá (thường có màu nâu đen), nước trà màu đỏ cam đến nâu đỏ
  • Vị thanh, thơm mùi hoa quả, hậu ngọt hơn Trà đen

Phân biệt trà đen và hồng trà:

Hồng trà có màu vàng sậm, đỏ, hương hoa quả và hương mật ong, vị ngọt dịu. Trong khi Trà Đen (hay còn gọi là Dark tea hoặc Chinese black tea) có màu đỏ đậm, hổ phách đậm, hương gỗ mục, thảo mộc và trầu bà rõ rệt. Vị trà ngọt, hậu vị sâu với nhiều tầng vị

Hồng trà (bên trái): được lên men (oxi hóa) 80-95% có màu nước đỏ hồng, Trà đen (bên phải): được lên men (oxi hóa) 100% có màu nước đỏ đen đậm

Các loại hồng trà phổ biến hiện nay:

  • Tiểu Chủng Hồng trà: là loại nguyên bản của hồng trà. Loại này còn được phân làm 2 loại là Chính Sơn Tiểu Chủng được sản xuất ở vùng Vũ Di. Một loại khác gọi là Ngoại Sơn Tiểu Chủng, là loại được biến tấu từ nguồn gốc Chính Sơn, được trồng ở những vùng như Sa Huyền, Cổ Điền,…
  • Công Phu Hồng trà: được sản xuất từ 100% búp trà non chọn lọc nên vẫn giữ nguyên vẹn hình dáng của búp trà. Nước trà sau khi hãm sẽ có vị dịu, màu đỏ sáng, mùi thơm nồng.
  • Hồng Toái trà: còn được gọi là trà vụn, trà phiến hay mạt trà. Chúng được nghiền nát nên tạo ra hình dạng các mảnh vụn. Loại trà này thường được sản xuất dưới dạng túi lọc.
  • Tốc Dung Hồng Trà: loại trà này được sản xuất bằng công nghệ hiện đại. Sử dụng máy móc để nghiền nát trà rồi vò thành từng viên nhỏ trước khi được đóng gói.

Có rất nhiều thương hiệu hồng trà, trong đó, nổi tiếng nhất là: Đại Hồng Bào, Kim Tuấn Mi, Kỳ Môn Hồng Trà, Đại Cát Lĩnh Hồng Trà, Hồng Trà Bodhisattva, Ô Ba, Hồng trà Earl Grey (trà Bá Tước), Hồng trà Ceylon

Hồng trà Kim Tuấn Mi là một trong những danh trà nổi tiếng của Trung Quốc 

Cách pha Hồng trà nóng

  • Bước 1: Sử dụng khoảng 5g trà với ấm 100ml để chuẩn bị.
  • Bước 2: Dùng nước sôi từ 90-95 độ để pha trà. Điều này giúp giữ nguyên hương vị trà.
  • Bước 3: Làm nóng ấm và chén trà: Khi nước sôi rót hết nước vào ấm và đậy ấm lại. Khi cảm nhận được ấm trà gần ấm lên, rót hết nước trong ấm ra chuyên và ly trà.
  • Bước 4: Cho trà vào ấm, rót nước nóng ngập phần trà trong ấm rồi nhanh chóng đổ đi. Bước này giúp các búp trà bắt đầu thức tỉnh và nở ra.
  • Bước 5: đổ nước nóng lần thứ 2 vào đầy ấm, đậy nắp ấm lại và hãm trà từ 45 – 60 giây.
  • Bước 6: Rót trà từ ấm ra tống rồi chia đều vào chén và bắt đầu thưởng thức.

Tiếp tục các bước hãm trà như vậy cho các lần sau. Lưu ý rằng, những lần hãm sau sẽ cần thời gian lâu hơn lần đầu.

Cách pha Hồng trà lạnh

  • Chuẩn bị 10gr trà và 1 lít nước nguội. Ngâm trà trong khoảng 3-4 tiếng ở nhiệt độ phòng (nếu trời rất nóng thời gian ngâm có thể được rút ngắn xuống khoảng 3 tiếng. Ngược lại, nếu trời rất lạnh cần ngâm trà trong khoảng 4 tiếng để đảm bảo hương vị trà nổi bật).
  • Sau đó lọc bỏ bã trà và bảo quản nước trà trong tủ lạnh và dùng dần (trong tối đa 2 ngày).

Cách pha Hồng trà sữa

  • Bước 1: Cách pha hồng trà truyền thống đúng cách

Bạn cho trà đen vào túi vải lọc. Sau đó dùng nước sôi rửa sơ trà để loại bỏ bụi bẩn còn sót. Ở bước tiếp theo trong cách làm hồng trà sữa, bạn cho 2 lít nước sôi khoàng 95 độ C vào bình pha trà, bắt đầu ủ trà khoảng 15 – 30 phút để hồng trà chiết xuất được đầy đủ sắc – hương – vị. Sau khi hồng trà đã ủ xong thì bạn bỏ phần lá trà và lấy nước cốt hồng trà để pha trà sữa.

Nước cốt trà sau khi pha chế dùng để pha hồng trà sữa hoặc món hồng trà quen thuộc

Lưu ý: nhiệt độ pha hồng trà lý tưởng là 90 – 95 độ C và thời gian ủ trà tùy thuộc vào số lượng trà sử dụng.

  • Bước 2: Cách pha hồng trà sữa đậm vị trà

– Bạn dùng bình thủy tinh hoặc bình đất để pha hồng trà sữa bằng cách lần lượt đổ nước cốt trà vào, sau đó bạn cho đường cát vào khuấy đều trước.

Tiếp đến bạn cho nồi trà lên bếp, để ở lửa nhỏ liu riu và từ từ đổ bột sữa vào nồi. Dùng muỗng gỗ khuấy đều theo một chiều cho đến khi phần bột sữa hết. Khi khuấy trà sữa đều tay sẽ giúp cho bột sữa không sót ở dưới đáy nồi, làm cho trà sữa có vị béo và thơm hơn.

Hồng trà dùng để pha hồng trà sữa, trà sữa nướng, hồng trà milkfoam…

– Khi đã đổ bột sữa vào hết, thì bạn tắt bếp và tiếp tục khuấy cho đến khi bột sữa tan hoàn toàn với nước cốt trà. Lúc này hỗn hợp có được là hồng trà sữa thơm phức, có màu nâu nhạt hấp dẫn.

Mỗi lần uống hồng trà sữa thì bạn cho thêm đá và trà sữa vào shaker lắc đều rồi hẳn đổ ra ly. Đặc biệt là bạn có thể thêm bất kỳ loại topping yêu thích vào uống cùng nhé.

Cách pha Hồng trà tắc

Trà đen: 5gr. Nước cốt tắc: 20ml. Nước đường: 30ml. Dụng cụ: lược trà, bình nấu nước, bình đựng nước, dao, thớt, bình lắc (nếu có), ly thủy tinh hoặc ly nhựa.

  • Bước 1: Để trà vào ấm hoặc ca thủy tinh, nấu nước sôi, để nhiệt độ hạ xuống 80 – 90 độ C, sau đó cho nước vào ngập trà, chao nhẹ vài giây rồi đổ hết nước ra ngoài. Bước này giúp loại bỏ các cặn trà, giúp trà khi ủ xong sẽ trong hơn.
  • Bước 2:  Thêm nước nóng vào ủ trà trong khoảng 3 – 5 phút rồi dùng rây lọc bỏ phần xác trà.
  • Bước 3: Tắc vắt lấy khoảng 20ml nước cốt, lược bỏ hạt. Sau khi vắt có thể giữ lại 1 – 2 vỏ tắc để trang trí.
  • Bước 4: Cho nước cốt trà, tắc, nước đường, đá viên vào bình lắc đều rồi đổ ra ly, thêm đá.

Cách pha Hồng trà sủi bọt

Trà đen: 80gr. Nước nóng: 1 lít. Nước đường: 50ml. Đá viên. Dụng cụ cần thiết để làm hồng trà sủi bọt: nồi đun, bếp nấu (bếp gas hoặc bếp điện đều được), rây lọc, bình lắc, ly định lượng, muỗng, ống hút, ly thủy tinh.

  • Bước 1: Đầu tiên bạn sẽ chuẩn bị nồi đun có chứa 1 lít nước nóng, cho trà vào ủ trong vòng 30 phút.
  • Bước 2: Sau đó lọc lại qua rây nhiều lần để lấy phần nước cốt. Để trà nguội cho vào chai/lọ sử dụng trong ngày.
  • Bước 3: Cho 100ml hồng trà, 30ml nước đường và đá viên vào trong bình lắc. Dùng lực lắc đều để tất cả nguyên liệu được hòa quyện vào nhau.

Dùng shaker pha hồng trà giúp hương vị thơm ngon hơn

Hồng trà sủi bọt có màu nâu đỏ đẹp mắt

  • Bước 4: Sau đó đổ ra ly, thêm thạch và thưởng thức ngay khi còn lạnh.

Công dụng của Hồng trà

Hồng trà có hương vị tinh tế, không quá đắng chát, phù hợp với khẩu vị của nhiều đối tượng, từ người trẻ, người trung niên đến người già. Cùng với những loại trà khác, thức uống thanh tao này là lựa chọn quen thuộc trong những buổi thưởng trà. Trong các buổi tiệc trà chiều, người ta sẽ thường dùng kèm bánh ngọt hay trái cây cùng với một cốc hồng trà ấm nóng.

Uống hồng trà cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không giống như lá trà bình thường, hồng trà là loại trà lên men nên trong đó có chứa nhiều chất chất chống oxy hóa như flavonoid hay polyphenol. Cũng vì vậy mà uống hồng trà rất có ích cho tim mạch, loại bỏ các gốc tự do có nguy cơ gây ra ung thư và xơ vữa động mạch, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra, chất tanin có trong hồng trà rất có lợi cho tiêu hóa, hỗ trợ làm giảm các chứng bệnh liên quan đến dạ dày và đường ruột. Uống hồng trà mỗi ngày cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân và tốt cho sức khỏe làn da. Một ưu điểm nổi bật nữa là hàm lượng caffeine vừa phải trong hồng trà giúp cơ thể duy trì sự tỉnh táo mà không gây tác dụng phụ nào.

5/5 - (14 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

2 thoughts on “Hồng trà là gì? Cách pha hồng trà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *