8 loại trà ngon của Nhật Bản nổi tiếng trong trà đạo

Ở Nhật có nhiều sản phẩm có gắn tên là Trà. Nhưng chắc hẳn không nhiều người có thể giải thích rõ ràng được sự khác nhau của từng loại. Trong đó, cũng có loại đồ uống dù tên có gắn chữ “trà” nhưng lại không hề sử dụng lá trà.

Trà Nhật là một trong những sản phẩm ẩm thực đặc trưng của đất nước Nhật Bản, với nhiều loại trà khác nhau từ trà xanh, trà đen cho đến trà hoa và trà bột. Đây không chỉ là một thức uống thông thường mà còn là một phần của nền văn hoá ẩm thực của Nhật Bản, với một lịch sử lâu đời và những phong tục đặc biệt. Trà Nhật được ưa chuộng bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại, từ việc giảm căng thẳng cho đến cải thiện chức năng não bộ. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn về các loại trà nổi tiếng của Nhật Bản, cách chế biến và cách thưởng thức, cũng như những lợi ích sức khỏe của nó.

Lịch sử phát triển của trà Nhật, nguồn gốc trà đạo Nhật Bản

Trong tiếng Nhật, trà đạo có tên là 茶道 đọc là “sadō” được xem là một loại hình nghệ thuật đỉnh cao, mang tinh hoa, văn hóa của người Nhật. Trà đạo không chỉ đơn thuần là nhâm nhi thưởng thức trà mà nó còn trở thành một bộ môn được giảng dạy chính thức ở các trường Đại học Nhật Bản.

Lịch sử của Trà ở Nhật Bản bắt đầu từ thời kỳ Nara tới đầu thời kỳ Heian (TK 8 đến cuối TK 11) khi các phái đoàn đi sứ triều Đường (Trung Quốc) mang Trà về nước. Sau đó, thiền sư Eisai (1141-1215) sang nhà Tống (Trung Quốc) tham vấn học đạo rồi học hỏi cách thưởng trà và đem hạt giống cây Trà về trồng ở Nhật. Lúc bấy giờ, người ta dùng Trà như một vị thuốc và sử dụng chủ yếu tại các Thiền viện. Trà lan rộng ở Nhật Bản vào khoảng thời kỳ Kamakura.
Trong thời kỳ Muromachi, một linh mục tên là Murata Juko đã thông qua tâm linh, vì vậy ông bắt đầu sử dụng các phòng trà và dụng cụ uống trà đơn giản, và “Wabi-cha” hay “Wabi trà” được thành lập, đề cao sự tương tác giữa chủ nhà và khách.

Sau đó, Sen No Rikyu (1522-1591) đón nhận và kế thừa tinh tuý của “Wabi-cha”, rồi hoàn thiện Trà Đạo bằng cách nâng cao giá trị tinh thần của việc thưởng Trà. Ông chủ trương sử dụng nhiều hơn các dụng cụ Trà thuần Nhật, hoặc Triều Tiên thay cho những dụng cụ bằng đồng xuất xứ Trung Quốc. Ông cũng chính là người đã đặt nền móng sáng lập và định hình Trà Đạo Nhật Bản như ngày nay.

Trà đạo là một nghi lễ tĩnh tâm, pha trà, đãi khách. Đó là một nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản, nơi bạn không chỉ có thể uống trà, mà còn cảm nhận được tinh thần hiếu khách và wabi-sabi.
Đây cũng là một nét văn hóa kết hợp một số nghệ thuật, chẳng hạn như cách tiếp đãi khách, cách chuẩn bị phòng trà, dụng cụ uống trà, và đồ ngọt của Nhật Bản.

8 loại trà nổi tiếng ở Nhật Bản

a. Các loại trà có nguyên liệu lá trà (Ryokucha)

Ryokucha là tên gọi chung cho các loại trà. Trà của Nhật hầu hết là loại trà xanh Ryokucha. Lá chè sau khi hái từ cây chè sẽ được sao lên, và xử lý sao cho không để cho quá trình lên men xảy ra, để làm thành Ryoukucha. Người ta gọi trà chưa lên men là Fuhakkocha.

1. Matcha – Trà xanh bột

Lá chè được trồng trong môi trường hạn chế ánh sáng nhất định, sẽ được hái rồi sao khô, dùng cối đá xay thành bột, bột đó chính là Matcha ( khi chưa nghiền bột, còn nguyên lá thì được gọi là “Tencha”). Matcha có hương thơm thanh mát rất đặc trưng, chất lượng trà tốt thì hương càng thơm, và có vị ngọt.

Quá trình nuôi trồng đặc biệt cũng mang đến cho trà màu sắc độc đáo cùng hương vị thơm ngon hòa quyện giữa ngọt và đắng. Dựa vào độ sáng hay thẫm của bột mà chúng ta biết được đó là trà chát hay trà ngọt. Nếu màu càng sáng thì càng ngọt. Uống Matcha được rất nhiều người ưa thích. Vị đậm đà, dễ dùng, đây còn là một thức uống làm con người xua tan mệt nhọc.

Bộ trà xanh Matcha là linh hồn của Nhật Bản và luôn có trong trà đạo Nhật

Lá trà được bảo quản, chăm sóc rất công phu. Ngay từ khi còn trên thân cây, đã phải chăm sóc rồi. Công đoạn làm ra bột càng cầu kì hơn. Sấy khô sau đó hấp chồi non. Khi hấp, những gần lá, thân của lá thì được bỏ đi để nghiền ra bột. Bột Matcha nguyên chất còn được dùng làm nguyên liệu thức ăn, chế biến bánh, làm đẹp. Món ăn truyền thống của Nhật Bản hay được biến tấu để trở nên độc đáo như ramen matcha, mỳ soba trà xanh lạnh, bia matcha, cà ri matcha…

Cách pha trà matcha:

Văn hóa truyền thống mời khách tới trà thất đặc trưng trong trà đạo, bạn dùng 4 gram bột trà Matcha trộn đều với 60ml nước nóng khoảng 80 – 90 độ trong chén Chawan hoặc Tenmoku chiêu đãi khách. Do vậy có thể coi Matcha là loại trà nổi tiếng nhất và quan trọng bậc nhất của Nhật Bản hiện nay.

Khuấy bột trà matcha cùng nước nóng trong chén Chawan / Tenmoku trước khi thưởng thức

2. Sencha

Sencha là một trong các loại trà ngon và phổ biến của Nhật Bản. Nó được sản xuất bằng cách thu hái lá trà xanh vào mùa xuân, sau đó hấp nhanh để ngăn chặn quá trình oxy hóa và giữ lại màu xanh tươi sáng của lá trà. Sau đó, lá trà được cuộn và sấy khô để tạo ra trà xanh có mùi thơm đặc trưng. Sencha thuộc nhóm trà xanh và có vị đắng hơn so với thông thường. Do được trồng dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp nên lá trà có màu xanh đen. Rất khó để phân biệt trà Sencha, vì nó chia thành nhiều loại. Cách mà người Nhật hay dùng nhất là dựa vào độ tươi hoặc chính là màu sắc của lá trà.Nếu lá có màu xanh lục tức là lá trà đã được hấp rất kỹ và kì công.

Trà Sencha

Cách pha trà Sencha:

Để thưởng thức loại trà này, bạn dùng 4 gram bột trà Sencha đun nóng trên muỗng canh lá trà trong 60ml nước sôi 70-80 độ C để tránh làm hỏng hương vị của trà. Trà Sencha có thể được uống trực tiếp hoặc dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau, từ kem trà Sencha cho đến bánh ngọt và đồ uống. Nó cũng thường được sử dụng trong các nghi lễ trà của Nhật Bản.

3. Gyokuro – hoàng hậu của các loại trà

Trà Gyokuro là một trong những loại trà cao cấp nhất và được coi là “hoàng hậu của các loại trà” tại Nhật Bản, thường chỉ được sử dụng trong các ngày lễ tết quan trọng. Chữ “Gyokuro” trong tiếng Nhật nghĩa là “ngọc sương”, được đặt cho loại trà này do màu sắc trong vắt, tươi sáng của nước trà sau khi pha.

Trà được sản xuất bằng cách trồng cây trà dưới tán cây che chắn ánh nắng, gọi là kabusecha. Việc che chắn ánh nắng làm cho lá trà chứa nhiều lượng clorophyll và đường, mang lại một hương vị ngọt ngào và hương thơm đặc biệt. Lá trà được thu hái vào mùa xuân và được xử lý bằng phương pháp “shading”, giúp ngăn chặn sự oxy hóa của lá trà.

Gyokuro “hoàng hậu của các loại trà” tại Nhật Bản

Vì quá trình sản xuất phức tạp và lượng trà thu hái ít, trà Gyokuro có giá cả cao hơn so với các loại trà khác. Tuy nhiên, hương vị và giá trị dinh dưỡng của nó lại được đánh giá cao. Trà Gyokuro có màu xanh lục sáng, hương vị ngọt ngào, thanh mát và đậm đà. Nó chứa các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và cải thiện chức năng gan và thận. Ngoài ra, trà Gyokuro còn giúp giảm đau đầu, mệt mỏi và lo âu.

Cách pha trà Gyokuro:

Bạn dùng 4 gram trà Gyokuro cho vào 20ml nước nóng khoảng 50-60 độ C để đảm bảo hương vị của trà không bị hư hỏng. Trà Gyokuro thường được phục vụ trong các ấm trà nhỏ (ấm trà sắt tetsukyusu – 鉄 急 須) và được uống từng ngụm để tận hưởng hương vị đặc biệt của nó.

4. Hojicha

Trà Hojicha là một loại trà xanh Nhật Bản đặc biệt được sản xuất bằng cách rang thân và lá trà xanh ở nhiệt độ cao (200 độ C). Phương pháp này tạo ra hương vị khác biệt so với các loại trà xanh khác, với màu sắc nâu đỏ hoặc nâu và hương vị có vị đất và ngọt. Do cách sản xuất độc đáo này, trà Hojicha ít chất kích thích và caffeine hơn so với các loại trà xanh khác, vì vậy nó là một lựa chọn tuyệt vời cho những người không muốn uống quá nhiều caffeine.

Trà Hojicha

Trà Hojicha có một hương vị đặc trưng và rất thơm, với mùi thơm của quả óc chó và cà phê rang. Hương vị của trà Hojicha cũng có sự kết hợp của một số loại trái cây khác nhau, nhưng vẫn giữ được một hương vị nhẹ nhàng và dịu dàng. Trà Hojicha được ưa chuộng bởi những người thích uống trà nhưng không muốn uống nhiều caffeine.

Cách pha trà Hojicha:

Bạn chỉ cần đun sôi nước và cho lá trà vào trong nước đó. Sau đó, hạ nhiệt độ xuống khoảng 80 – 90 độ C và châm nước vào tách trà.

5. Genmaicha – Trà gạo rang

Trà Genmaicha là một loại trà đặc biệt, được pha trộn từ lá trà xanh và gạo lứt rang vàng. Loại trà này có hương vị đặc trưng, với hương vị thơm của gạo rang và hương vị nhẹ nhàng của trà xanh. Nó được coi là một trong những loại trà ngon và dễ uống nhất ở Nhật Bản.

Lá trà xanh được sử dụng trong trà Genmaicha thường là loại Sencha. Theo như truyền thống thì Genmaicha được làm từ lá trà bancha. Nhưng bây giờ bạn có thể tìm thấy các loại trà Genmaicha làm từ các loại trà xanh khác như sencha, gyrokuro, matcha hay thậm chí là cả hojicha nữa. Trà được sản xuất bằng cách lấy lá trà tươi từ các khu vườn trà xanh và xử lý ngay tại chỗ để giữ được hương vị tươi ngon nhất có thể. Sau đó, lá trà được phối trộn với gạo lứt rang để tạo ra hương vị đặc trưng của trà Genmaicha.

Vì gạo nâu rang trong trà Genmaicha, nên hương vị của loại trà này có sự kết hợp của hương vị trái cây, hạt óc chó rang và hạt điều rang, cùng với hương vị trà xanh. Trà Genmaicha được coi là một loại trà rất tốt cho sức khỏe, bởi vì nó có nhiều chất chống oxy hóa và chất chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.

Cách pha trà Genmaicha:

Bạn có thể dùng nước sôi để pha trà hoặc dùng nước ấm. Bạn nên cho khoảng 4 gram trà vào cốc và thêm 120ml nước sôi khoảng 80 – 90 độ, chờ khoảng 1 phút đến 2 phút trước khi thưởng thức. Trà Genmaicha thường được uống trong bữa sáng hoặc trước khi đi ngủ để giúp giảm căng thẳng và tạo ra cảm giác thư giãn.

6. Bancha

Trà Bancha là một loại trà Nhật Bản được sản xuất bằng cách sử dụng các lá trà được hái sau khi mùa hái chính kết thúc, thường là vào mùa thu hoặc đông. Lá trà Bancha thường có kích thước lớn hơn so với các loại trà xanh khác do được chọn từ các lá trà già, được chế biến với nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra hương vị đặc trưng.

Bancha thường được xếp vào hạng trà thường, với hương vị đầy đủ và cân bằng. Trà này có hương thơm rất đặc trưng của lá trà, kèm theo một chút vị ngọt và đắng nhẹ. Trà Bancha được coi là một loại trà thư giãn tuyệt vời, bởi vì nó có hàm lượng caffeine thấp hơn các loại trà khác, vì vậy bạn có thể uống nó mà không lo bị mất ngủ hoặc căng thẳng.

Trà Bancha sử dụng các lá trà già được hái sau khi mùa hái chính kết thúc

Cách pha trà Bancha:

Bạn nên cho khoảng 4 gram trà vào tách vào 120ml nước sôi 80 – 90 độ. Chờ khoảng 1 đến 2 phút trước khi thưởng thức. Trà Bancha có thể được uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và là lựa chọn tuyệt vời để thư giãn và tận hưởng những giây phút yên bình.

7. Kombucha – Trà lên men

Kombucha hay còn gọi là trà trái cây lên men có quy trình sản xuất vô cùng độc đáo, thông qua việc bổ sung các loại vi khuẩn và nấm men Scoby. Thành phần chính của Kombucha gồm trà (có thể sử dụng nhiều loại trà như: trà đen, trà ô long, trà phổ nhĩ, trà xanh…), đường, vi khuẩn và nấm men tự nhiên Scoby. Người ta tiến hành ủ trà trong một lần hoặc xa hơn để những vi sinh vật này bắt đầu lên men. Trong quá trình lên men, vi khuẩn và nấm men sẽ tạo nên một lớp màng màu trắng phía trên bề mặt trà. Do đó, một số nơi hiện nay còn gọi Kombucha là trà nấm.

Trà lên men Kombucha được biết đến như một thức uống đặc biệt với những lợi ích không ngờ cho sức khỏe và sắc đẹp.

Kombucha táo có vị ngọt thanh và hơi chua rất đặc trưng

Cách pha trà Kombucha:

Để pha trà Kombucha, bạn có thể mua sẵn sản phẩm đã được chế biến và đóng gói dạng chai hoặc gói bán lẻ. Ngày nay, trào lưu tự làm thức uống kombucha đang được nhiều người hưởng ứng và thực hiện theo. Với những nguyên liệu có sẵn trên thị trường như: nước trà xanh, đường, men scoby cùng cách làm kombucha trái cây đơn giản sẽ giúp bạn làm những ly kombucha đầy bổ dưỡng và nhiều hương vị sẵn sàng phục vụ tại nhà.

Hãy tham khảo một số cách pha kombucha trái cây đơn giản và bổ dưỡng ở bài viết sau đây:

b. Các loại trà không sử dụng lá trà

8. Mugicha – trà lúa mạch

Mugicha là một loại trà Nhật Bản được làm từ lúa mạch rang và sấy khô, không dùng lá trà. Vì không có caffeine, nên Mugicha thường được uống vào buổi tối hoặc trưa để thay thế cho trà có chứa caffeine.

Mugicha có hương vị đặc trưng của lúa mạch, hơi ngọt và thơm. Nó cũng có tính kháng viêm và có thể giúp giảm cholesterol và huyết áp. Mugicha cũng được coi là có tác dụng tốt đối với đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm triệu chứng khó tiêu.

Mugicha có hương vị đặc trưng của lúa mạch, hơi ngọt và thơm.

Cách pha trà Mugicha:

Bạn có thể sử dụng nước nóng hoặc nước lạnh. Nếu sử dụng nước nóng, bạn có thể để 4 gram lúa mạch ngâm trong 120 ml nước sôi khoảng 80 – 90 độ trong khoảng 3 đến 5 phút để hương vị và màu sắc được tốt nhất. Nếu sử dụng nước lạnh, bạn có thể để lúa mạch ngâm trong nước từ 2 đến 4 giờ hoặc qua đêm để trà có vị ngọt và thơm hơn.

Nếu bạn muốn thưởng thức trà Mugicha truyền thống như người Nhật, bạn có thể pha trà trong các ấm trà nhỏ (ấm trà sắt tetsukyusu – 鉄 急 須) và được uống từng và thưởng thức trong các chén trà truyền thống như chén Chawan hoặc Tenmoku.

5/5 - (32 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

2 thoughts on “8 loại trà ngon của Nhật Bản nổi tiếng trong trà đạo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *