Trải nghiệm trà đạo Nhật Bản

Trà đạo là một nghi lễ tĩnh tâm, pha trà, đãi khách. Đó là một nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản, nơi bạn không chỉ có thể uống trà, mà còn cảm nhận được tinh thần hiếu khách và wabi-sabi.
Đây cũng là một nét văn hóa kết hợp một số nghệ thuật, chẳng hạn như cách tiếp đãi khách, cách chuẩn bị phòng trà, dụng cụ uống trà, và đồ ngọt của Nhật Bản.

Nhiều người nghĩ rằng trà đạo có tính ngưỡng cao và cách làm chi tiết, khó, nhưng phương pháp và đặc điểm khác nhau tùy theo từng trường phái như Urasenke”, “Omotesenke“, “Mushakojisenke và “Yabunouchi“.  Chúng tôi xin giới thiệu phương pháp và quy trình cơ bản chung để trải nghiệm trà đạo Nhật Bản cho những người mới bắt đầu tìm hiểu nghệ thuật trà đạo.

Quy tắc quan trọng của trà đạo

Những điểm quan trọng của buổi trà đạo – Trà đạo Nhật Bản “Bốn quy và bảy tắc”

Đừng quên để tâm đến đối phương

Điểm đầu tiên quan trọng trong trà đạo là đừng quên lo lắng cho đối phương. Khi chúng ta trở nên từ bi với nhau, những người xung quanh sẽ đối xử với chúng ta bằng tình cảm ấm áp.

Chăm sóc chu đáo

Điểm thứ hai quan trọng trong trà đạo là trân trọng đồ vật. Nhìn thấu bản chất của mọi thứ và chỉ đặt những gì bạn thực sự cần xung quanh mình.

Giá trị cuộc gặp gỡ và thời gian

Điểm thứ ba quan trọng trong trà đạo là trân trọng những cuộc gặp gỡ và thời gian. Cảm ơn đối phương đã gặp gỡ và dành thời gian cho ai đó, và trân trọng cuộc gặp gỡ chỉ có một lần trong đời.

Một bản in khắc gỗ của nghệ sĩ Toyohara Chikanobu mô tả một buổi trà đạo dưới thời trị vì của Thiên hoàng Minh Trị Nhật Bản.  Dưới thời Minh Trị (thế kỷ 19), trà đã được đưa vào nhiều trường học như một phần đào tạo nghi thức cho phụ nữ.

“Bốn quy” là tinh thần của hòa bình và yên tĩnh:

  1. Một trái tim bình yên
  2. Tôn trọng lẫn nhau
  3. Trong sáng
  4. Có một trái tim kiên định

“Bảy tắc” là nguyên tắc quan trọng khi đón khách

  1. Pha trà bằng cả trái tim
  2. Nhìn thấu bản chất
  3. Xem trọng cảm giác mùa
  4. Tôn trọng sự sống
  5. Có một khoảng trống trong trái tim bạn
  6. Có một trái tim mềm mại
  7. Tôn trọng lẫn nhau

Nguyên tắc trước khi tham gia buổi trà đạo

  • Đầu tiên, muốn tham dự tiệc trà, khách phải được mời bởi trà chủ hoặc một trà khách ..thân với trà chủ.. để được tham gia. Họ không chấp nhận người lạ, trừ khi có mục đích quảng bá hoặc thu phí dịch vụ. 
  • Một buổi trà thường chỉ có 5 người khách, hiếm khi nhiều hơn. 
  • Khi đến, trang phục, tóc tai phải gọn gàng. Nam mặc sơ mi, quần âu hoặc lễ phục. Nữ mặc Kimono hoặc lễ phục. Nếu mặc váy thì váy phải dài quá đầu gối ít nhất 3 phân. Quan trọng hơn, mọi người tham gia đều phải đi một đôi tất trắng. Đến bây giờ, các nguyên tắc này đã được du di đi cho dễ thở với người tham gia nhưng nếu vi phạm, trà chủ có thể mời ra hoặc không tiếp hoặc không coi trọng bạn trong buổi tiệc trà. 
  • Trước khi vào Trà thất, nếu không có quạt, bạn sẽ được trà chủ cho mượn và trả lại vào cuối buổi. Quạt của nam sẽ lớn và màu sắc nhã nhặn, mạnh mẽ hơn của nữ. Chiếc quạt này dùng để xếp trước mặt như một lằn ranh ngăn cách khoảng không riêng tư và sẽ không bao giờ được mở ra để quạt. 
Các dụng cụ cần thiết để chế biến trà

Trải nghiệm quy trình cơ bản của Trà đạo Nhật Bản

Một buổi trà đạo thường kéo dài 30 phút đến 1 giờ đồng hồ, quá trình trải qua 6 bước cơ bản sau:

Bước 1: Sau khi vị Trà chủ bước vào Trà thất và làm các thủ tục như đun nước, chuẩn bị trà cụ, đôi khi họ sẽ lau rửa trà cụ trước khi mời khách vào, thủ tục này mất chừng 10 phút hoặc hơn, sau đó bạn sẽ được Trà chủ mời vào Trà thất.
Dừng lại ở đây đã! Bạn định bước vào Trà thất và đặt chân lên chiếu tatami? Hãy dùng chân phải bước vào trước. Một tấm chiếu Tatami sẽ vừa đủ cho 3 bước chân. Đến bước thứ 4, bạn phải đặt được chân phải vào tấm chiếu mới ở trước mặt. 
Khi bạn đi vào Trà thất, việc đầu tiên là đi thẳng đến trước bức thư pháp (Kakejiku) và bình hoa (trà hoa chabana) nơi sàng gian, bạn sẽ ngồi ở đó chừng vài phút hoặc lâu hơn nếu bạn muốn, để ngắm nhìn hoa và chữ. Sau khi ngắm xong, bạn để quạt ở trước mặt, và lạy một lễ để thể hiện sự biết ơn.

Chuẩn bị nguyên liệu cho buổi trà

Bước 2: Sau đó, bạn đi về chỗ ngồi của mình. Khi bạn ngồi xuống, quạt sẽ được đặt trước mặt. 
Lưu ý ..bạn sẽ phải quỳ phần lớn thời gian trong trà thất. Ngày nay, để giảm bớt căng thẳng cho khách, trà sư cho phép ..nam ngồi khoanh chân, nữ chân choãi ra một chút nhưng vẫn khép nép.
Ở đây, lúc này, bạn sẽ bắt đầu thực sự được tham gia vào buổi Trà Đạo. Trà chủ sẽ bắt đầu thực hiện các nghi thức rửa trà cụ và pha trà. Phần của bạn là giữ cho lưng thẳng và sự chú tâm vào từng thao tác. 

Trà chủ cầm gáo múc nước (Shaku) lấy nước sôi từ ấm đun (Kama) để cho vào bát trà

Bước 3: Bát trà sẽ được đưa cho bạn. Lúc này, chiếc bát Chawan (茶碗 – giống chén tống là chén có dung tích lớn) đã được xoay nửa vòng bằng ba lần xoay để phần hoa văn chính được đưa về phía đối diện bạn. Nếu bát không có hoa văn chủ thì không cần xoay. Bát trà sẽ được đặt ở trước mặt bạn, ở phía trên chiếc quạt bạn để trước mặt. Bạn sẽ phải lạy một lần và nhận lấy bát trà bằng hai tay. Bạn ngắm hoa văn chủ trước. Sau đó thưởng hương, vị của bát Matcha pha đúng cách ..có lớp bọt nhẹ, kích thước đồng đều không có bóng “mắt cua”.

Thưởng trà từ bát Chawan bằng hai tay

Lúc này bánh sẽ được đưa ra hoặc đưa trước khi bạn uống. Vì Matcha khá chát nên bánh dùng trong Trà đạo thường rất ngọt. Tùy vào buổi tiệc trà bạn tham gia mà bánh được lựa chọn là: wagashi, bánh quế, … Matcha dùng trong tiệc trà sẽ được phân ra làm 3 loại, loại chát nhẹ, chát vừa và mạnh.

Dùng kèm với bánh ngọt để giảm độ chát của trà matcha

Bước 4: Trong khi uống, Trà chủ sẽ rất vui nếu bạn uống hết bát trà đó trong 3 ngụm và sau khi uống xong mà KHÀ một cái thì còn thích hơn. Sau khi uống, bạn có thể xin bát nữa nếu muốn ..nhưng phải theo lượt, sau khi các trà khách đã dùng xong bát thứ nhất thì mới được xin thêm. Trong lần uống cuối cùng, cách uống trà hoàn hảo là uống không để lại bọt. Khi trả bát Chawan lại cho trà chủ, bạn cũng phải xoay bát nửa vòng bằng ba lần xoay để phần hoa văn chính xoay lại về phía người pha trà. Cũng xin lạy một chiếc để tỏ lòng thành kính. 

Lạy cảm ơn trà chủ tỏ lòng thành kính

Bước 5: Thông thường, nếu chúng ta yêu thương và quen biết nhau thì uống xong trà là buổi nói chuyện không biên giới. Nói trên trời dưới biển gì cũng được. Nếu có một buổi lễ như lễ đầu năm mới, tiệc trà sẽ được tổ chức sau bữa ăn sáng khoảng chừng 10h, sau đó trưa sẽ được ăn rất ngon trong hộp cơm ba tầng đủ chín món ..hoặc 11 món theo truyền thống của Nhật, nhà càng giàu thì cơm càng xịn. Nghỉ ngơi trưa xong chiều sẽ lại tiếp tục tiệc trà. Lúc này không chỉ được xem lễ nghi xịn, uống trà xịn mà nói chuyện cũng phải xịn. Họ đàm đạo về thời tiết, cây cối, thư pháp, sách… những thứ triết học hàn lâm. Đôi khi là cả dự báo về tương lai 

Cảm ơn đối phương đã gặp gỡ và dành thời gian cho ai đó, và trân trọng cuộc gặp gỡ chỉ có một lần trong đời.

Bước 6: Kết thúc, bạn đứng dậy, cầm theo chiếc quạt, và chú ý bước chân khi bước ra khỏi chiếu Tatami và ra khỏi phòng. 

5/5 - (23 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

2 thoughts on “Trải nghiệm trà đạo Nhật Bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *