Phân loại trà xanh và cách pha chế trà xanh đúng cách

Ở Việt Nam, bạn có thể tìm thấy nhiều định nghĩa khác nhau về cụm từ “trà xanh”. “Chè xanh” của người miền Bắc chính là “trà xanh” của người miền Nam. Một số người khác vẫn quen gọi matcha của Nhật Bản là “trà xanh”. Vậy, hiểu về “trà xanh” như thế nào mới đúng?

Chè xanh là cách pha trà cổ xưa nhất còn lưu truyền tại Việt Nam, chỉ đơn giản là hái lá chè tươi, hãm và uống. Vì không trải qua quá trình chế biến nên trà tươi có vị chát, thường dùng để giải khát.

Trà xanh được chế biến từ lá trà (chè) tươi. Trải qua chế biến, bạn sẽ thu được những loại trà xanh khác nhau dựa trên nguồn gốc của lá chè thu hoạch, cách vò lá chè và các nguyên liệu ướp hương.

Quy trình chế biến trà xanh cơ bản như sau: Hái > Làm héo > Vò > Sấy

Để trà không bị oxy hoá thì ngay từ khi búp trà được hái xuống, người ta tiến hành làm rất nhanh công đoạn làm héo. Sau đó, lập tức ngăn chặn quá trình oxy hoá bằng cách xào hoặc hấp. Tùy theo những thay đổi trong quy trình chế biến và nguyên liệu, chúng ta sẽ có những loại trà xanh khác nhau. Ví dụ, chúng ta có trà Thái Nguyên, trà Nõn Tôm, trà Ô Long, trà sen, trà sâm dứa…

Cách Chế Biến Trà Xanh

Mỗi một cách chế biến đều mang cá tính riêng, có những nét tinh tế riêng về lối vò, cách ủ lá trà theo bí quyết gia truyền, mà con cháu đời sau mỗi người sẽ nhớ lại và thực hành bằng tài nghệ của chính mình.

Tùy vào giống và chất lượng của nguyên liệu, cũng như sự sáng tạo của quá trình chế biến, chúng ta có nhiều loại trà xanh khác nhau.

NGUYÊN LIỆU:

  • Trà một nõn tôm: Trà xanh thượng hạng. 
  • Trà một tôm hai lá: Trà xanh loại ngon
  • Trà không tôm ba lá: Trà xanh loại thông thường
  • Trà buồm: Trà xanh giá rẻ

CHẾ BIẾN:

  • Trà Shan Tuyết và cổ thụ: Chế biến thủ công, đòi hỏi nghệ nhận nhiều kinh nghiệm
  • Trà xanh khác: Sử dụng máy móc để sản xuất số lượng lớn.

ƯỚP HƯƠNG:

  • Trà không ướp hương: Không sử dụng hương liệu trong chế biến. Các sản phẩm tiêu biểu: Thái Nguyên, Nõn Tôm, Ô Long, Thiết Quan Âm, v.v.
  • Trà ướp hương: Ướp thủ công với hoa tươi. Các sản phẩm tiêu biểu: trà sen, trà lài, trà sâm dứa.

Các Loại Trà Xanh Phổ Biến

Ở Việt Nam, trà xanh thường được gọi theo tên vùng miền sản xuất. Ví dụ, trà Thái Nguyên, trà Bảo Lộc, và trà Phú Thọ.

Nếu xét về nguồn gốc của lá chè được thu hoạch, chúng ta có trà Shan Tuyết, trà Cổ Thụ. Nếu xét về cách vò lá chè, chúng ta có Trà Long Tĩnh, Trà Thiết Quan Âm, Matcha, hay Sencha.

Một số loại trà xanh được ướp thêm hương rất phổ biến tại Miền Nam như trà lài, trà sen, trà sói, trà sâm dứa (gọi theo tên loại cây/ loại hoa được ướp vào trà).

1. Trà Thái Nguyên

  • Chính gốc từ vùng Tân Cương Thái Nguyên
  • Thu hái 1 búp 2 lá
  • Cánh trà đồng đều, nước trà đẹp
  • Thơm mùi cốm, vị chát đượm, ngọt hậu
  • Dành cho người sành trà, đặc biệt là người Miền Bắc

2. Trà Nõn Tôm

  • Là loại trà thượng hạng của Tân Cương – Thái Nguyên.
  • Sợi trà nhỏ xíu, xoăn, chắc.
  • Nước trà xanh, vị chát đậm, hương cốm, hậu ngọt kéo dài.
  • Hương thơm cốm non đặc trưng lan toả mạnh mẽ
  • Phù hợp tặng những người sành trà, đặc biệt là người miền Bắc bởi hương vị quen thuộc.

3. Trà Sen

  • Loại trà nổi tiếng nhất Việt Nam trong dòng trà ướp hương
  • Phổ biến với các thương hiệu Trà Sen Bảo Lộc, Trà Sen Phủ Tây Hồ, Trà Sen Thăng Long
  • Màu nước vàng, vị chát nhẹ, mùi thơm nồng nàn, hậu ngọt lâu
  • Dành cho người ưa thích khám phá mùi hương và người mới dùng trà

4. Trà Lài

  • Kỳ công nghệ thuật ướp trà hoa.
  • Sự kết hợp độc đáo của Trà Shan Trấn Ninh và những búp hoa lài Hàm Tiếu
  • Hương thơm dịu nhẹ, nồng nàn
  • Màu nước vàng, hương hoa Lài, vị chát thanh, hậu ngọt lâu
  • Dành cho những người thích khám phá hương vị và người mới dùng trà

5. Trà Sâm Dứa

  • Một sự phá cách trong nghệ thuật ướp trà của Bảo Lộc
  • Những búp trà xanh được ướp với lá thơm, lá trà tiên cùng một số loại thảo mộc
  • Hương thơm ấn tượng – vừa ngọt, vừa mát
  • Dành cho những người thích khám phá mùi hương, phụ nữ và những người mới dùng trà

6. Trà Shan Tuyết

  • Thu hoạch từ lá chè Shan Tuyết của vùng Tây Bắc Việt Nam
  • Thu hái 1 búp non trên đầu
  • Phẩm chất tốt, nước vàng óng, vị đậm, hương thơm mạnh, hậu ngọt
  • Những búp trà săn chắc, trên bề mặt búp phủ một lớp lông tơ óng ánh bạc, phảng phất mùi tươi mới của núi rừng
  • Dành cho người sành trà
Xanh cổ thụ nhài – sản phẩm cao cấp của Quân Trà từ cây chè Shan Tuyết

7. Trà Cổ Thụ

  • Thu hoạch từ những cây trà hàng trăm năm tuổi mọc ở đỉnh núi Tà Xùa – Sơn La
  • Là loại trà sạch, hoàn toàn không có sự tác động của con người
  • Trà có hương thơm lạ, phảng phất mùi khói bếp, màu nước vàng, sánh như mật ong
  • Vị chát đượm, hậu ngọt và bền
  • Dành cho người sành trà
Trà Tà Xùa – sản phẩm cao cấp của Quân Trà từ cây chè Shan Tuyết Cổ Thụ Tà Xùa trên 200 năm tuổi, 

7 Bước pha trà xanh đúng cách

  1. Đun nước: Sử dụng nước đóng chai hoặc nước lọc, giữ nhiệt độ trong khoảng 75°C – 85°C.
  2. Làm nóng ấm chén: Dùng nước sôi để làm nóng ấm trà, chén tống, chén quân.
  3. Đong trà: Dùng mắt ngắm một lượng trà khoảng 1/5 đến 1/2 ấm trà.
  4. Đánh thức trà: Rót nước nóng (không phải nước sôi) ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt. Đây không phải là nước để uống. Nó có tác dụng “đánh thức” để các lá trà bắt đầu nở ra.
  5. Hãm trà: Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 20-30 giây tuỳ loại trà. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà.
  6. Rót trà: Sau 20-30 giây, rót hết nước từ ấm trà vào chén tống. Rồi từ chén tống mới rót ra các chén quân uống trà. Việc sử dụng chén tống giúp bạn ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Bạn nên rót nhanh và rót hết nước trong ấm ra chén tống.
    • Đảm bảo nước trong ấm được rót ra hết, không để nước dư trong ấm.
    • Mở nắp ấm sau khi rót trà ra chén tống, để trà không bị “nẫu” vì nhiệt độ cao trong ấm.
  7. Hãm trà lần tiếp theo: Lặp lại bước 5 và bước 6 cho các lần hãm tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần trước đó.
    • Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo.
    • Nếu trà ngon và pha khéo, bạn có thể lặp lại 3-4 lần hãm trà, trước khi hương vị trở nên quá nhạt.
5/5 - (14 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

3 thoughts on “Phân loại trà xanh và cách pha chế trà xanh đúng cách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *