Chơi tử sa – xu hướng và lời khuyên chọn ấm tử sa.

1. CÁC HƯỚNG CHƠI ẤM HIỆN TẠI.

  • Ấm cổ, ấm cũ. Tử sa đã có từ xa xưa, nó là một khoán sản trong lòng đất nên đã được hình thành từ hàng triệu năm trước. Tuy nhiên Tử sa được dùng để làm ấm trà thì từ khoảng năm 1533 (ở thời điểm hiện tại chiếc ấm tử sa cổ nhất được phát hiện được làm vào khoản năm 1533, hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng Nam Kinh). Từ đó đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm của ấm tử sa. Nhưng mốc cuối của giai đoạn này là năm 1997, khi các xưởng làm ấm tử sa theo hình thức hợp tác xã chính thức đóng cửa. Do đó các ấm tử sa được làm trong giai đoạn từ năm 1533 đến 1912 được gọi là ấm cổ, từ 1912 đến 1997 được gọi là ấm cũ (từ năm 1912 đến 1955 được gọi là ấm thời kỳ dân quốc, từ 1955 đến 1997 được gọi là ấm thời kỳ hợp tác xã hay thời kỳ xưởng 1). Ấm cổ thì rất quý hiếm nhưng chính vì vậy dễ bị làm giả, người sưu tầm không có kiến thức chắc chắn sẽ bị lừa mua phải ấm giả. Còn ấm cũ thì hầu như kỹ thuật không cao, không đẹp nên cũng ít người sưu tầm, một số ít người sưu tầm ấm cũ vì chất liệu đất, hoặc vì một số ít ấm đẹp.
2 ấm cổ của Thời Đại Bân
  • Ấm nghệ nhân 12 cấp. Sở dĩ gọi là ấm nghệ nhân 12 cấp, vì các nghệ nhân làm ấm tử sa này mỗi 4 năm phải đi thi 1 lần để lên cấp, các cuộc thi này do nhà nước Trung Quốc tổ chức và cấp chứng chỉ, tổng cộng có 12 cấp chứng chỉ từ thấp đến cao nhất. Số đông các nghệ nhân này làm ấm phục vụ chính cho thị trường và nhu cầu uống trà của đại đa số người dân uống trà. Chính vì để phục vụ cho số đông nên giá cả phải cạnh tranh, mẫu mã phải đa dạng, số lượng phải nhiều. Cũng do vậy nên phần lớn ấm sẽ được làm trợ khuôn. Thậm chí một số nghệ nhân 12 cấp, cụ thể các nghệ nhân cấp thắp còn dùng đất tử sa phẩm chất kém hoặc không phải tử sa để làm ra những chiếc ấm giá rẻ số lượng lớn.
  • Ấm nghệ nhân dân gian. Có một số ít người làm ấm tử sa lớn tuổi ở Nghi Hưng luôn làm theo kiểu truyền thống, thường làm thuần thủ công, họ không cần kiếm nhiều tiền, họ không quan tâm thi cử, họ chỉ cần bán ấm để phục nhu cầu cuộc sống. Những người này luôn làm ấm thuần thủ công bằng đất tử sa, đều đặn hàng ngày theo thói quen vài mẫu ấm quen thuộc. Ấm của họ ngoài việc uống trà ngon thì cũng đáng sưu tầm, vì nó thể hiện được nét đẹp truyền thống của tử sa.
  • Ấm thực lực phái. Có một số ít nghệ nhân thuộc hàng tinh anh tại Đinh Thục Trấn, họ rất giỏi và am hiểu sâu về tử sa, họ luôn tâm niệm phải phát triển tử sa nhưng vẫn phải giữ được truyền thống vốn có từ xưa. Họ hàng ngày cần mẫn nghiên cứu về tử sa, sáng tác ra những dáng ấm mới, mỗi dáng ấm họ chỉ làm một lần, sau khi hoàn thành họ không tái tục lại dáng đó. Họ luôn làm ấm bằng những kỹ thuật truyền thống thuần thủ công như những ấm khi xưa các bậc tiền nhân đã làm, nhưng tinh xảo và trau chuốt hơn. Họ trân trọng và xem ấm tử sa như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không đơn thuần chỉ là một cái ấm để uống trà. Ngoài việc sáng tác và làm ấm, họ luôn muốn phục dựng giá trị truyền thống của tử sa, họ còn đào tạo lớp nghệ nhân tiếp nối phải luôn biết giữ nghề, yêu tử sa và làm ấm tử sa chân chính. Với họ việc đi thi hay chứng chỉ không quan trọng, mà cái quan trọng là giá trị tác phẩm trường tồn theo thời gian. Mỗi tác phẩm làm ra họ điều phải đáp ứng 3 tiêu chí: Thuần thủ công; Không làm lại dáng ấm cũ đã làm; Số lượng làm giới hạn.
ấm Minh Lư của Lão sư thực lực phái Ngô Giới Minh

2. ĐIỀU GÌ LÀM NÊN GIÁ MỘT CHIẾC ẤM

  • Đất. Đất là nguyên liệu cần thiết để làm nên một chiếc ấm tử sa, đất tử sa ngày nay đã bị hạn chế khai thác rất nhiều, nhưng đất tốt chuẩn tử sa vẫn không khó để tìm được. Nên đất chiếm khoảng 10-30% giá trị một chiếc ấm thông thường.
  • Kỹ thuật, độ khó. Yếu tố này quyết định tương đối đến giá trị một chiếc ấm, hiển nhiên những chiếc ấm làm cẩn thận tỉ mỉ sẽ được người sưu tầm ưu tiên chọn trước. Nó cũng quyết định khoản 20-30%
  • Nghệ thuật, ý tưởng. Yếu tố này tuy vô hình nhưng nó là then chốt để đưa ra quyết định sở hữu của người chơi người sưu tầm. Nó quyết định khoản 30-40%
  • Nghệ nhân. Nếu là một tác phẩm nghệ thuật thì người làm nên nó cũng không kém phần quan trọng, vì họ thể hiện linh hồn cho tác phẩm, tác phẩm có tồn tại vững bền về sau hay không phần lớn nhờ vào thanh danh của nghệ nhân. Yếu tố này quyết định khoản 0% – 60% theo thời gian.
  • Độ hiếm. Giá trị về độ hiếm sẽ tăng theo các giá trị phía trên, các yếu tố trên có nhiều giá trị thì độ hiếm sẽ tăng, ngược lại các yếu tố ở trên không đạt được giá trị nhất định thì dù chỉ có duy nhất 1 món cũng không ai coi là hiếm. Nó quyết định 0% – 40%
Bộ ấm Tùng Thử Bồ Đào của Cố Cảnh Chu trị giá 89.600.000 RMB (khoản 322 tỷ đồng)

3. LỜI KHUYÊN CHỌN ẤM

  • Nếu chỉ cần một chiếc ấm để uống trà, bạn nên chọn một chiếc ấm chuẩn đất tử sa Nghi Hưng, có thể chọn ấm trợ khuôn để giảm chi phí.
  • Nếu cần tìm một chiếc ấm để uống trà cho ngon, bạn nên tìm những chiếc ấm được làm thuần thủ công chuẩn đất tử sa Nghi Hưng.
  • Nếu muốn có một chiếc ấm vừa uống trà ngon, một tác phẩm vừa đẹp để sưu tầm, bạn nên chọn những chiếc ấm thuần thủ công và có độ quý hiếm nhất định.
  • Điều quan trọng khi chơi là phải trang bị kiến thức đầy đủ để không bị lạc lối. Kiên định với con đường mình đã chọn nếu nó phù hợp với mình. Cuối cùng cách chơi nào, lựa chọn nào cũng đáng được trân trọng cả.

Giới thiệu một số ấm tử sa đẹp tại QUÂN TRÀ

5/5 - (10 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

One thought on “Chơi tử sa – xu hướng và lời khuyên chọn ấm tử sa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *