Chơi tử sa – nguồn gốc và phân loại đất tử sa

1. NGUỒN GỐC

“Tử sa” là một từ dùng chung để nói về một loại đất chỉ có duy nhất tại Đinh Thục Trấn huyện Nghi Hưng tỉnh Giang Tô của Trung Quốc, cho đến thời điểm hiện tại người ta chưa tìm được nơi nào khác có nguồn đất có thành phần hoá học giống như đất Tử sa tại Đinh Thục Trấn.

2. PHÂN LOẠI

Đất Tử sa hiện tại được phân chia thành 4 nhóm chính: Tử nê, Hồng nê, Lục nê, Đoạn nê.

2.1 Nhóm đất Tử nê

Gồm các loại đất khi nung xong có màu nâu, tím hoặc tương tự, gồm có các loại đất được chia cụ thể hơn là: Tử nê, Thiên thanh nê, Đế tào thanh, Thanh thủy nê, …. 

  • Thiên Thanh Nê: Là loại đất đứng đầu được gọi là danh xưng cực phẩm trong Nê cực kỳ hiếm gặp. 
  • Đế tào thanh: được mệnh danh là chất bùn thượng phẩm trong tử sa, phân thành 3 loại chính bao gồm: lão, trung và non. Chất đất kết cấu chặt chẽ, tạo màu sắc nhất định.
  • Thanh thủy nê: có chứa những hạt mica kích thước nhỏ, chất khoáng thể hiện ở dạng hạt hoặc vân màu xanh lá nhạt, có tính ổn định cao, độ dính tốt và dễ nắm bắt, có khả năng tạo hình.
  • Tử nê (phổ thông): bao hàm các tinh thể lớn nhỏ với kết cấu lỗ thoáng khí kép. Tử Nê có bề ngoài màu đỏ tím đến tím, đồng thời có các đốm kết tinh mica màu xanh nhạt. Tử Nê sau khi nung có màu tím, nâu tím

2.2 Nhóm đất Hồng nê

Hồng Nê – 1 loại đất bí ẩn nhất ở Yixing , Vô Ích, Giang Tô. Hồng Nê bao gồm các loại đất khi nung xong có màu đỏ, nâu đỏ hoặc tương tự, gồm các loại đất được chia cụ thể là Hồng nê, Chu nê, Đại hồng bào, Hồng bì long,… 

  • Hồng nê Hoàng Long Sơn: hàm lượng sắt tương đối cao, nhiệt độ nóng chảy thấp.
    Lão Hồng Nê (Hồng Nê già): quá trình phong hóa tự nhiên ở thời gian dài, được tìm thấy ở các lớp quặng bên ngoài.
    Hồng nê (Hồng Nê non): được tìm thấy ở các lớp sâu hơn, không bị phong hóa tự nhiên. Hầu hết Hồng nê được khai thác hiện nay là hồng nê non.
    Do đó, ấm tử sa được làm từ hồng nê sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho trà phổ nhĩ, trà ô long và trà thiết quan âm.
  • Đại Hồng Bào Hoàng Long Sơn: sờ vào chu nê sẽ có cảm giác tinh tế, mềm mịn, dội nước sôi hiện ra màu tươi hồng, sáng bóng, nên sử dụng để ngâm hãm trà thiết quan âm, trà phổ nhĩ, trà long tỉnh và trà ô long.
    Hồng Nê Đại Hồng Bào: Loại này cực kỳ hiếm, chỉ có thể được nhìn thấy ở trong bảo tàng Tử Sa ở Yixing.
    Chu Nê Đại Hồng Bào: Loại này cũng rất hiếm tuy nhiên vẫn còn, nó được khai thác từ quặng Chu Nê.
  • Giáng Ba Nê: Đây là loại quặng mới được phát hiện vào những năm 1990. Quặng này được kết hợp tự nhiên từ Hồng Nê + Tử Nê + Đoàn Nê. Quặng mà chứa nhiều Hồng Nê hơn người ta gọi là Hồng Giáng Ba Nê
  • Hồng bì long: là loại đất quý hiếm, có màu đỏ pha chút nâu, sau khi nung sẽ có màu đỏ. Với hàm lượng thạch anh tương đối cao, tinh thể mica nhiều, tính thẩm thấu cao và dễ nắm bắt, loại ấm này sử dụng lâu sẽ hiện lên lớp sáng bóng ôn nhuận, có thể pha với trà đen, ô long, trà xanh, hồng trà, trà long tỉnh.

2.3 Nhóm đất Lục nê

Gồm các loại đất khi chưa nung có màu xanh xám nhạt, nung xong có màu vàng hoặc hơi vàng xanh.

2.4 Nhóm đất Đoạn nê

Là các loại đất hỗn hợp của các loại đất trên, khi khai thác ngoài tự nhiên có những vị trí không thể tách ra và phân loại rõ ràng được (do viên đất quá nhỏ) thì người ta sẽ để chung để nghiền ra, sau khi nghiền xong thì đất đó gọi chung là đoạn nê. Đặc tính chung của đoạn nê là tính đất xốp, nhiều lỗ thoáng khí. Chính do sự hỗn hợp này nên đất đoạn nê có rất nhiều màu sắc khi nung xong, từ vàng, xám, nâu, đỏ,… Và cũng có nhiều tên gọi riêng khác nhau. Đoạn nê được chia thành 5 loại, bao gồm nguyên khoáng đoạn nê (Lão đoạn nê ), chi ma đoạn, hoàng kim đoạn, bổn sơn lục nê, hắc lục nê.

  • Đoạn nê: Bên trong chứa nhiều hạt tinh thể có kích thước lớn, kết cấu thưa, thể hiện rõ lỗ thoáng khí kép, khả năng đối lưu không khí tốt. Loại ấm này phù hợp với các loại trà đậm vị như trà phổ nhĩ, trà bán lên men, trà đen, trà ô long, trà long tỉnh, hồng trà, trà xanh.
  • Chi ma đoạn nê: Là chất liệu khoáng cộng sinh của bổn sơn lục nê với tử nê tự nhiên tạo thành, có thể hiểu là đoạn nê thêm các tinh thể hạt cát màu đen. Nó có các đặc tính gần như tương tự với đoạn nê nên vô cùng thích hợp để pha trà phổ nhĩ, trà bán lên men, trà đen, trà ô long, trà long tỉnh, hồng trà, trà xanh.
  • Hoàng kim đoạn nê: Mang đến cảm giác non, ngọt với kết cấu tỉ mỉ, sau khi nung hiện ra màu vàng, phù hợp để pha trà phổ nhĩ, trà lên men và bán lên men, trà long tỉnh, trà đậm vị, trà xanh, hồng trà, trà vị đậm.
  • Bổ sơn lục nê: Ấm tử sa được làm từ bổ sơn lục nê mang đến cảm giác chân chất, mộc mạc, trơn nhẵn và mềm mịn, phù hợp để pha trà thiết quan âm, trà ô long, trà xanh, hồng trà và trà phổ nhĩ.
  • Hắc lục nê: Là loại đất có màu bùn, trong màu sắc có pha thêm sắc xanh lục điểm xuyết, độc đáo và tinh tế vô cùng, khả năng dính cao, trương lực khá, kết cấu bùn đặc nên phù hợp để chế tác các loại ấm tử sa. Phù hợp nhất với loại ấm này là trà ô long, trà thiết quan âm, trà lên men, trà bán lên men, trà xanh, hồng trà và trà phổ nhĩ.
Đất tử sa còn được gọi là ” Ngũ sắc thổ “, với các màu sắc như : tím, trắng, vàng, đen và xanh lá cây.

3. ĐẶC TÍNH

Đất tử sa được khai thác trong lòng đất, sau khi khai thác về sẽ được phân loại, rồi nghiền nhuyễn, trộn với nước, ủ trong lu ít nhất 1 năm để lắng lọc và phân hủy các thành phần hữu cơ, sau đó được đóng thành khối và lưu trữ. Đất tử sa khi trộn nước có đặc tính mềm dẻo nhưng khô nên không thể dùng bàn xoay để tạo hình, mà người nghệ nhân muốn tạo hình phải dùng kỹ thuật ghép nối hết sức khéo léo để tạo hình tác phẩm. Chính vì vậy nên dùng đất tử sa để sáng tạo tác phẩm sẽ không có giới hạn, nó tùy thuộc vào sự sáng tạo của nghệ nhân. Ngoài ra tử sa là một loại đất hết sức đặc biệt bản thân nó có thể tự cấu thành sản phẩm sau khi nung và nó có thể tự giữ hình dáng khi nung đến 1200 – 1300 độ C, mà không cần phải pha trộn thêm cao lanh hoặc các loại khoáng chất khác vào. Sau khi nung xong bề mặt tử sa tuy láng mịn nhưng nếu nhìn dưới kính phóng đại sẽ thấy nhiều khe rãnh nhỏ, những khe rãnh này được gọi là khí khổng. Chính sự hình thành các khí khổng này sau khi nung xong đã tạo cho đất Tử sa một đặc tính vô cùng hiếm có, tuy láng mịn cứng chắc nhưng có độ xốp và thông thoáng nhất định.

4. ỨNG DỤNG

Với khả năng tạo hình đa dạng và tính chất sau khi nung xong hết sức độc đáo, nên Tử sa được ứng dụng nhiều lĩnh vực trong đời sống, nhất là các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật. Làm ấm trà, làm lý uống nước, làm chậu cây, làm tượng, làm phù điêu, lu hũ đựng nước,….

5. TỬ SA VÀ TRÀ

Ngoài khả năng tạo hình nghệ thuật độc đáo không giới hạn, đa dạng màu sắc, độ quý hiếm của nguồn nguyên liệu thì các ấm trà được làm bằng đất Tử sa luôn pha ra nước trà ngon hơn hẳn các ấm trà bằng chất liệu khác. Điều này đã được tất cả các người uống trà từ sành sỏi đến nghiệp dư phải công nhận. Trà và Tử sa là một sự kết hợp hoàn hảo, Trà đưa Tử sa lên thành nghệ thuật đỉnh cao, Tử sa giúp phát huy hết tinh túy của Trà.

5/5 - (11 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *