Với những người yêu trà, việc thưởng thức một tách trà ngon không phụ thuộc quá nhiều vào các mùa trong năm.Tuy nhiên, mùa đông lại được coi là thời điểm lý tưởng để thưởng trà. Đó là do nhiệt độ thấp và cảm giác ấm áp của trà mang lại.
Trong cái rét buốt của cơn gió bấc đầu mùa, quây quần bên một ấm trà nóng và cùng trò chuyện với người thân, bạn bè. Hương trà thoang thoảng tràn ngập không gian, xua tan đi cái lạnh giá. Nhấp một ngụm trà để cảm nhận cái đắng, cái chát, cái ngọt. Tâm sự với nhau về chuyện đời, chuyện người. Đó là những khoảnh khắc đáng trân quý mà không phải lúc nào trong cuộc đời mỗi người cũng có thể trải qua.
Cùng Quân trà tìm hiểu về 3 loại trà thích hợp để uống vào mùa đông này nhé!
1. Hồng trà
Hồng trà là loại duy nhất mà lá trà trải qua quá trình oxy hóa hoàn toàn để tạo ra thành phẩm. Sau khi hái, các lá trà đã làm mềm được cuộn, ép hoặc xoắn để phá vỡ thành tế bào của lá, vắt kiệt nước bên trong. Điều này làm cho các enzym và tinh dầu trong lá tiếp xúc với oxy trong không khí, bắt đầu quá trình oxy hóa.
Hồng trà rất giàu đường đa (polysaccharides) – một loại “thần dược” đem lại lợi ích cho sức khỏe con người. Nó giúp điều trị ung thư, cải thiện hệ thống miễn dịch, giải độc gan, ngăn ngừa các nguy cơ của bệnh tim mạch. Đây là loại trà duy nhất được khuyên dùng vào mỗi buổi sáng ở Trung Quốc. Nằm trong Top 3 loại trà thơm nhất thế giới, hồng trà đặc trưng với hương mật ong xen lẫn hương hoa ngọt ngào. Hồng trà chính là loại trà thích hợp để uống vào mùa đông.
2. Hắc trà (dark tea)
Bên cạnh hồng trà, thêm một loại trà thích hợp để uống vào mùa đông là hắc trà (dark tea). Hắc trà là loại trà được tạo ra bởi quá trình ‘hậu lên men’. Trong khi lên men nằm trong quá trình chế biến trà thành phẩm. Thì ‘hậu lên men’ là đem trà đã thành phẩm rồi đi lên men.
Hắc trà vốn dĩ chính là trà xanh thành phẩm. Trà xanh được đem đi ‘hậu lên men’ để tạo nên hắc trà. Quá trình này bao gồm việc trà được chất đống và ủ ướt. Trà được chất thành đống rồi phun nước. Sau đó đậy lớp chăn bên trên.
Lúc này môi trường bên trong đống trà cực kỳ thuận lợi cho các nhóm vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Những nhóm vi sinh vật này chuyển hoá các thành phần hoá học của trà. Nhờ vậy mà màu sắc cũng như hương vị trà thay đổi.
Trà khô thường có màu sẫm, nước trà màu vàng tươi, mùi thơm dịu, vị êm dịu và hậu vị ngọt. Hắc Trà có tính ôn hòa, có thể thúc đẩy tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất, giảm Tam Cao (Cao huyết áp, Cao đường huyết, Cao mỡ máu).
3. Bạch trà lâu năm
Bạch Trà là chỉ loại trà lên men nhẹ. Quy trình sản xuất Bạch Trà là tự nhiên nhất do sau khi hái về được chế biến, không sấy khô, không vò mà chỉ cần phơi khô trong không khí và sấy khô bằng lửa chậm để các polyphenol trong trà được oxy hóa tự nhiên (lên men vi mô) .
Trà có đặc tính chất lượng búp hoàn chỉnh, phủ đầy lớp lông mao trắng bạc như tuyết, mùi thơm mát, nước trà có màu vàng xanh trong, vị ngọt nhẹ.
Bạch trà là một trong những loại trà được sử dụng làm phương thuốc dân gian ở Trung Quốc cổ đại.
Đầu tiên, đặc tính chống viêm, chống virus là ưu thế lớn nhất của bạch trà. Một nghiên cứu gần đây ở Trung Quốc đã đánh giá thành phần của một số chất thiết yếu có trong các mẫu bạch trà được ủ từ 1 – 20 năm. Đáng kinh ngạc, hàm lượng flavonoids – một nhóm hợp chất polyphenolic có khả năng bảo vệ tế bảo khỏi tổn thương do oxy hóa. Bạch trà ủ lâu năm có hàm lượng flavonoids cao gấp 3 lần so với trà mới.
Bên cạnh đó, sự tích tụ theo thời gian của chất chống oxy hoá EGCG giúp bảo vệ gan, giảm chất béo, giảm cholesteron trong máu. EGCG là chất chống oxy hoá mạnh, gấp 100 lần vitamin C và 25 lần vitamin E.
Với những lợi ích quý giá cho sức khỏe con người, bạch trà được coi như báu vật đặc biệt trong số các loại trà Trung Quốc.
Trà trong một năm chỉ là trà, ba năm là thuốc, bảy năm là báu vật.