Ấm trà Kyusu – ấm trà phong cách Nhật Bản

Với những người sành về trà, ngoài nguyên liệu trà với chất lượng và cách ủ phù hợp, ấm trà cũng là một yếu tố quan trọng để có thể thưởng thức trọn vẹn sự tinh túy của thứ thức uống thanh tao này. Không chỉ góp phần quyết định hương vị của trà mà mỗi chiếc ấm còn chứa đựng bản sắc văn hóa trà đạo của từng quốc gia. Trà đạo Nhật Bản phát triển mạnh mẽ và thực sự rất đa dạng, phong phú, nổi bật nhất là trà xanh Matcha sử dụng với những chiếc chén Chawan đặc trưng, ấm đun nước tetsubin, tiếp đến là trà xanh Sencha với rất nhiều những mẫu ấm Kyusu khác nhau với đa dạng kích thước, kiểu dáng và công dụng. Bài viết dưới đây Quân Trà sẽ giới thiệu về ấm trà Kyusu – biểu tượng của văn hóa uống trà hiện đại của Nhật Bản.

Lịch sử ấm trà Nhật Bản

Sau Trung Quốc, Nhật Bản là quốc gia thứ hai đã làm chủ nghệ thuật thưởng trà qua nhiều thế kỷ. Ấm trà Kyusu có nguồn gốc từ Trung Quốc vào thời nhà Tống (960-1279)Khi đó một số thương gia hoặc có lẽ là các nhà sư đã mang Kyusu (急 須 có nghĩa là ấm trà trong tiếng Nhật) từ Trung Quốc đến Nhật Bản. Với sự phổ biến dần dần của trà xanh sencha hơn bột trà xanh matcha truyền thống, nhiều hộ gia đình bắt đầu sở hữu ấm trà kyusu của riêng mình. Họ có thể thoải mái uống trà xanh tại nhà, điều chưa từng có trong thời đại matcha – vốn trà chỉ dành cho Hoàng đế, quý tộc và samurai. Ngày nay, hầu hết các hộ gia đình Nhật Bản đều sở hữu một chiếc kyusu để uống trà xanh Nhật Bản sau bữa tối hoặc suốt cả ngày.

Tranh “Phục vụ trà” được vẽ vào năm 1824

Nguyên liệu làm ấm trà Kyusu

Giống như ấm trà nổi tiếng của Trung Quốc làm từ nguyên liệu đất sét Tử sa (Yixing), ấm trà kyusu làm từ đất sét khai thác tại Nhật Bản. Ấm trà có hai loại là không tráng men hoặc tráng men bằng cách sử dụng một lớp men trong suốt rất mỏng. Vì vậy, những người thợ gốm rất coi trọng loại đất sét để chế tạo kyusu. Nói chung, họ ưa chuộng các loại đất sét giàu sắt, kẽm, đồng hoặc mangan. Trong khi ủ lá trà trực tiếp trong ấm trà kyusu, đất sét giàu khoáng chất có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của trà. Thông thường, đất sét làm mềm trà, loại bỏ vị đắng không mong muốn của chất tanin trong lá trà và làm cho trà có vị ngọt và mịn. Những người đam mê trà xanh Nhật Bản thường có thể biết đất sét của một vùng cụ thể của Nhật Bản sẽ ảnh hưởng đến hương vị cuối cùng của trà như thế nào và họ sẽ mua hàng dựa trên kiến ​​thức này. Đất sét cũng mang lại hương thơm nhẹ nhàng của trà trong quá trình pha. 

Ấm trà Kyusu thời kỳ Edo (1615–1868) trang trí bằng men màu

Hai loại đất sét phổ biến nhất để làm ấm trà Kyusu là Banko từ Yokkaichi, quận Mie và Tokoname từ Tokoname, quận Aichi ở Nhật Bản.

Gia đình Yamada, đến từ Tokoname, được coi là gia đình thợ gốm sản xuất kyusu nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Yamada Jozan III (1924-2005) được vinh danh là Báu vật sống của Quốc gia vào năm 1998. Làm  ấm trà kyusu thủ công  không phải là một công việc dễ dàng, vì vậy các nghệ nhân kyusu rất được kính trọng trên khắp Nhật Bản.

Cách pha trà với ấm Kyusu

Cách pha phổ biến nhất với ấm kyusutrà xanh sencha. Tuy nhiên, kyusu cũng rất lý tưởng để pha các loại trà xanh khác của Nhật Bản, ví dụ như: genamicha, gyokuro, shincha và hojicha. Vì đất sét hấp thụ mùi thơm, hương vị của trà do vậy bạn nên sử dụng một loại ấm kyusu cho mỗi loại trà. Ngay cả các loại trà xanh rang như hojicha cũng có thể mang lại hương vị mới nếu bạn đã từng pha trà xanh sencha trong cùng ấm kyusu.

Các hướng dẫn sau đây dành cho trà xanh sencha. Để pha các loại trà xanh khác, hãy đảm bảo điều chỉnh lượng lá trà, nhiệt độ nước và thời gian pha.  

  1. Chuẩn bị 0,5 gram sencha cho mỗi 30ml nước, cho trực tiếp vào ấm kyusu
  2. Đun nóng nước trong ấm pha trà đến 80 độ C
  3. Pha sencha trong 1 phút cho lần pha đầu tiên, rót hết nước trà ra chén để tránh lá trà bị ủ tiếp
  4. Đối với lần truyền thứ hai, ủ trà trong 30 giây
  5. Thêm 15 giây cho mỗi lần truyền tiếp theo (Trà xanh sencha thường có thể được pha 3 – 5 lần)

Phân loại ấm trà kyusu theo thiết kế tay cầm

Kiểu dáng của ấm trà kyusu khá đồng nhất, dùng thiết kế tay cầm để phân thành 4 loại: Yokode, Uwade, Ushirode Houhin. Vị trí của tay cầm không chỉ tạo nên sự đặc trưng cho mỗi phong cách mà còn mang đến cảm giác khác nhau khi rót và thưởng trà. 

1. Yokode kyusu: ấm trà tay cầm bên

Yokode kyusu là phong cách ấm trà đặc trưng của Nhật Bản. Tay cầm và vòi được đặt một góc 90° hoặc nhỏ hơn. Kích thước phổ biến nhất là dung tích 250-330 ml. So với kích thước tiêu chuẩn của ấm Trung Quốc thì ấm của Nhật Bản lớn hơn. Bạn có thể pha bất kỳ loại trà nào như trà xanh, trà trắng, trà ô long, trà đen, trà thảo mộc… Ngoài ra còn có sứ, gốm (tráng men), ấm bằng đồng
Nếu bạn cầm bên trái, có thể khó sử dụng với ấm trà tay cầm bên này – nó được thiết kế để cầm bằng tay phải. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có nghệ nhân chế tác ấm cho người thuận tay trái nhưng rất ít.

2. Dobin: ấm trà có tay cầm ở trên

Những chiếc ấm có tay cầm trên cùng từng được nhìn thấy rất nhiều cách đây vài thập kỷ ở Nhật Bản. Chất liệu của tay cầm có thể là mây, tre, kim loại hoặc cùng chất liệu với thân của nó.

Ấm có tay cầm ở trên được gọi là “Dobin“, chúng thường có dung tích lớn (thường ít nhất khoảng hơn 400ml, cho đến khoảng 1000ml-2000ml) và được làm bằng gốm hoặc sứ. Chức năng của Dobin là để pha tr, đôi khi để đun thuốc hoặc pha trà Mugicha (trà lúa mạch)

3. Houhin: Ấm trà không tay cầm

Ấm trà không có tay cầm, có bộ lọc bên trong được gọi là Houhin trong tiếng Nhật. Còn một loại khác với tên gọi là Shiboridashi trông giống Houhin, nhưng nó không có bộ lọc bên trong.

Houhin thường có dung tích nhỏ, 80-160ml là chủ yếu. Chúng được thiết kế để pha Gyokuro – trà xanh cao cấp. Đây là một dụng cụ pha trà để thưởng thức trà ngon với một lượng ít hơn bình thường, ví dụ như bạn chỉ uống trà 1 mình hoăc với 1-2 người. Với ấm Houhin có dung tích lớn hơn, bạn có thể xem và thưởng thức lá trà trong ấm, bạn cũng có thể thưởng thức màu sắc, hình dạng, độ mềm, hương thơm của lá trà trước và sau khi pha.

Loại trà sử dụng cho ấm Houhin phải là những loại trà có yêu cầu nhiệt độ nước thấp 60-70 độ C, đôi khi thấp hơn nhiều. Có nghĩa là ấm trà không được quá nóng để có thể cầm ngay cả khi không có tay cầm.

4. Ushirode: ấm trà có tay cầm phía sau, đối diện với vòi ấm.

Ở Nhật Bản, những chiếc ấm có quai đối diện với vòi ấm không được sản xuất nhiều, đặc biệt là những chiếc ấm nhỏ. Nhiều loại có thể tích lớn hơn (250-400 ml) và thường được làm bằng khuôn. Những chiếc ấm lớn đó, người Nhật không gọi là kyusu mà gọi nó là “teapot” do nó không có hình dáng ấm trà truyền thống của Nhật Bản.

Loại nhỏ hơn (130-200 ml) được làm thủ công thường dùng để ủ và thưởng thức tinh chất của lá trà, thường được những người đam mê trà lựa chọn. “Ấm trà lớn” là để pha trà để uống hàng ngày, chẳng hạn như để giải khát, uống trong bữa ăn hoặc cuối bữa ăn.

5/5 - (22 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

8 thoughts on “Ấm trà Kyusu – ấm trà phong cách Nhật Bản

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *