Nghệ thuật tráng men gốm sứ Cảnh Đức Trấn

Gốm sứ không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống mà còn chứa đựng các giá trị văn hóa, nghệ thuật. Gốm sứ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và gu thẩm mỹ của con người từ thời xa xưa.  Do đó, đồ sứ màu tráng men, với tư cách là một đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cũng như đồ trang trí nghệ thuật, đã trở thành vật chứa đựng văn hóa của cả thời đại. Chúng thể hiện phong tục tập quán trong cuộc sống, đồng thời phản ánh nội dung tư tưởng và tinh thần của con người.

1. Nguồn gốc và sự phát triển của màu men gốm

Gốm sứ đã đồng hành cùng con người trong các lĩnh vực của đời sống kể từ khi hình thnanhf xã hội nguyên thủy. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, chúng từng bước trở thành những tác phẩm nghệ thuật.

Gốm sứ không chỉ là kết tinh của trí tuệ và lao động của con người mà còn là di sản văn hóa của toàn nhân loại. Gốm sứ là một trong những biểu tượng của lịch sử văn minh nhân loại. Nghề thủ công và nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc đã có những đóng góp quan trọng trong chiều dài lịch sử nhân loại.

Ngay từ thời Tam Quốc, gốm sứ đã có những bước phát triển vượt bậc. Vào đầu thế kỷ 20, đồ sứ tráng men nhiều màu được sản xuất tại Đồng Quan, Trường Sa (Trung Quốc). Theo thời gian, dòng gốm sứ này ngày càng đổi mới công nghệ và nghệ thuật.

“Sáng như gương, trắng như ngọc, mỏng như giấy và kêu như chuông” là đặc điểm của đồ sứ nhiều màu tráng men. Đồ sứ nhiều màu tráng men được biết đến như một báu vật trong nghệ thuật gốm sứ Trung Quốc và có sức ảnh hưởng đáng kể trên thế giới.

2. Đặc điểm nghệ thuật của màu nền gốm

Đầu tiên, nghệ nhân sử dụng chất tạo màu ở nhiệt độ cao để vẽ các hoa văn trên nền khô (bán thành phẩm). Sau đó, họ phủ một lớp men trắng trong suốt hoặc các loại men sáng màu khác, rồi đưa vào lò đốt ở nhiệt độ cao.

Màu tráng men đề cập đến việc sử dụng vật liệu màu để vẽ các hoa văn khác nhau trên nền men trắng, sau đó nung hai lần trong lò nung ở nhiệt độ 700 đến 900 độ C để hóa rắn vật liệu màu. Màu sắc của men nền có thể tạm chia thành 3 loại: men xanh trắng , men đỏ và men ngũ thái.

2.1. Men xanh trắng

Sứ xanh trắng (sứ Thanh Hoa) là loại sứ tốt nhất trong công nghệ nung gốm và cũng là một trong những loại sứ chủ đạo của Trung Quốc. Sứ Thanh Hoa sử dụng quặng cobalt chứa oxit cobalt làm nguyên liệu màu, khắc hoa văn trên than gốm, sau đó phủ một lớp men trong suốt và nung ở nhiệt độ cao. Sau khi nung, thành phẩm chuyển sang màu xanh lam.

Đồ sứ Thanh Hoa nguyên thủy lần đầu tiên xuất hiện vào thời nhà Đường và nhà Tống, phát triển rực rỡ vào thời nhà Nguyên với các lò nung ở Cảnh Đức Trấn. Trong thời nhà Minh và nhà Thanh, các biến thể phái sinh như xanh trắng kết hợp với màu đỏ, màu ngũ sắc, màu vàng cũng được tạo ra.

2.2. Men đỏ

Sứ đỏ tráng men là đồ sứ sử dụng chất liệu đỏ đồng trên thân trơn, sau đó được phủ một lớp men trong suốt và nung trong môi trường nhiệt độ thấp hơn để tạo ra các hoa văn màu đỏ dưới lớp men. Dữ liệu hiện có và các cổ vật cho thấy đồ sứ tráng men màu đỏ có nguồn gốc từ Cảnh Đức Trấn vào thời nhà Nguyên.

Vì men đỏ sử dụng vật liệu đỏ đồng làm chất tạo màu nên công nghệ nung men đỏ đồng gặp những khó khăn nhất định về mặt kỹ thuật. Sự hình thành màu sắc không chỉ liên quan đến hàm lượng đồng trong vật liệu đỏ đồng mà còn liên quan đến men nền và các thành phần khác.

Yêu cầu về môi trường và nhiệt độ lò rất nghiêm ngặt. Bất kì sự thay đổi nhỏ nào về tỷ lệ thành phần và điều kiện nung sẽ dẫn đến tông màu không chính xác. Vì vậy, đồ sứ men đỏ nguyên chất rất hiếm ở thời nhà Nguyên. Hầu hết chúng đều có màu đỏ xám.

Vào thời Hồng Vũ Đế nhà Minh, màu men đỏ vẫn còn tương đối hiếm, nhưng đã nhiều hơn thời nhà Nguyên. Đồ sứ men đỏ thời kỳ đó rất đẹp, màu sắc lộng lẫy giống như đá quý, dày và sáng. Sau thời Tuyên Đức Đế, sứ men đỏ suy tàn và đến mãi thời nhà Thanh mới phục hồi.

2.3. Men ngũ thái

Lớp men nhiều màu, còn được gọi là men ngũ thái ở Cảnh Đức Trấn là một phương pháp sử dụng lớp men nung ở nhiệt độ cao. Đồ sứ nung theo cách này có độ bền cao, độ thủy tinh hóa mạnh trên bề mặt men. Bề mặt men mịn, độ bóng trang nhã.

Lớp tráng men trong suốt ở lớp ngoài không chỉ giữ cho hoa văn không bị hư hỏng mà còn làm giảm tác hại đối với cơ thể con người do chì trong các khoáng chất màu khi sử dụng làm đồ dùng hàng ngày. Khi gõ lên bề mặt sứ tráng men nhiều màu, âm thanh phát ra rất giòn và to. Nhìn kỹ hơn, bạn có thể cảm nhận màu trong suốt như pha lê, độ bóng rất tốt. Đồ sứ màu tráng men có thành rất mỏng và trọng lượng nhẹ.

Nếu xét theo mức độ truyền ánh sáng thì đồ sứ men nhiều màu có màu sắc phong phú và trang nhã, hình ảnh trong vắt, mịn màng và tươi sáng. Đó là một vẻ đẹp rất đẹp mắt và dễ chịu.

Không khó để nhận thấy từ những đặc điểm trên, đồ sứ tráng men nhiều màu ngay từ khi ra đời đã được người trong và ngoài ngành đánh giá cao. Ngày nay, các màu sử dụng làm màu men nền gồm đen bóng, xanh lá, xanh nước biển, vàng trà, đỏ mã não, xanh lá đậm, xanh lam.

3. Nội dung chủ đề và ý nghĩa văn hóa của trang trí gốm sứ

Lớp men nền có thể sử dụng hơn 100 màu sắc khác nhau. Sự phát triển không ngừng của nghề thủ công gốm sứ cho phép đồ sứ màu tráng men thể hiện nhiều loại hình nghệ thuật và chủ đề khác nhau. Chủ đề của đồ sứ tráng men rất đa dạng.

Lấy chủ đề hoa làm ví dụ, từ những bông mẫu đơn xinh đẹp thơm ngát đến những bông lan trang nhã và cao quý, hay những bông hoa sen với màu sắc tươi sáng và thuần khiết, hoặc các loài cây như tre, trúc, thông, tùng, bách… đều là những chủ đề nghệ thuật của đồ sứ tráng men.

Hoa sen là một chủ đề hội họa phổ biến được dùng cho đồ sứ tráng men. Nó thể hiện sự theo đuổi cái đẹp, khao khát thiên nhiên và cuộc sống an lành của người sáng tạo, đồng thời thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa phong tục dân gian và văn hóa truyền thống của người Trung Quốc.

Phong cách hội họa của đồ sứ tráng men có thể chia làm hai loại. Phong cách vẽ tỉ mỉ, trang nhã, chỉn chu và thường sử dụng màu đậm. Ngược lại, phong cách vẽ tự do lại thể hiện sự duyên dáng, phóng khoáng và táo bạo,

Nghệ thuật gốm sứ không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống mà nó còn mang trong mình văn hóa, nghệ thuật truyền thống, đóng vai trò then chốt trong đời sống và nâng cao gu thẩm mỹ. Là một biểu tượng của nên văn minh Trung Quốc, nghệ thuật gốm sứ chứa đựng nội hàm văn hóa và quan điểm tâm linh của cả một thời đại

5/5 - (17 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *