Men Pháp lang thái là gì? Đặc trưng đồ sứ men Pháp lang thái

Men Pháp lang thái (Hoạ pháp lang / Falangcai / 琺瑯彩) được phát minh ở châu Âu vào cuối thế kỷ 15 rất phát triển ở miền Trung của nước Pháp. Cùng với sự giao thương với phương Tây, nó được du nhập vào Trung Quốc thông qua các cảng ở Quảng Châu, Trung Quốc. Vào thời điểm đó gọi là “tây dương pháp lang” hoặc “dương pháp lang”

Lịch sử Men Pháp lang thái

Vào cuối thời Khang Hy công nghệ này được tiến cung bởi các nhà truyên giáo và nó được sáng tạo bằng cách vẽ lên bề mặt của đồ sứ, gọi là “Từ thai họa pháp lang” mà bây giờ gọi là “pháp lang thái từ”. Đồng thời nó du nhập vào Cảnh Đức Trấn, các ngự xưởng phát triển thành “dương thái” tức “phấn thái từ”.

Bát men pháp lang được cho là làm cho vua Khang Hy sử dụng, được bán đấu giá  21,5 triệu bảng Anh năm 2018

Khang Ung Càn là giai đoạn huy hoàng nhất trong ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ của triều đại nhà Thanh. Trong 130 năm này, quy trình sản xuất gốm sứ của Trung Quốc đã trải qua nhiều thay đổi lớn, và nhiều loại men chưa từng biết đến được giới thiệu, đổi mới và phát triển. Trong số đó, sứ “Pháp lang thái” và “Phấn thái” là những sản phẩm men nhiệt độ thấp mới nổi điển hình đã phát triển trong thời kỳ này. Nguồn gốc sự phát triển của hai loại “Pháp lang thái” và “Phấn thái” là khác nhau nhưng tên tiếng Anh của nó là “famille rose” chỉ ra rằng hai loại men này không được định nghĩa và phân biệt trong văn hóa phương Tây, và chúng có thể được mô tả tương đồng.

Đặc trưng men Pháp lang thái

Pháp lang thái là một loại màu men ngự dụng trong cung đình của nhà Thanh. Đây là một loại sứ màu mới được sản xuất bởi sự kết hợp giữa kỹ thuật thủ công truyền thống của Trung Quốc và kỹ thuật vẽ tranh của nước Pháp. Pháp lang thái được nung vào thời Khang Hy thịnh hành vào thời Ung Chính Càn Long, men Phấn thái được nung vào kỳ cuối của thời Khang Hy thịnh hành vào thời Ung Chính Càn Long. Phấn thái còn được gọi là “nhuyễn thái từ” (màu mềm)và nó nằm trong bốn loại sứ truyền thống của Cảnh Trấn.

Bình Thái pháp lan thế kỷ 20. Bình được trang trí bằng hoa mẫu đơn trên nền san hô

Sản phẩm Pháp lang thái rất nghiêm ngặt trong sản xuất. Đầu tiên, họa sư cung đình sẽ vẽ bản thảo sau khi được hoàng đế chấp nhận bảo thảo sẽ được làm thành bản khắc mộc. Mộc bản sẽ được giao cho lò ngự xưởng ở Cảnh Đức Trấn, sau khi đồ sứ mẫu được nung xong sẽ được chuyển về cung cho hoàng đế xét duyệt một lần nữa để có thể nung đại trà. Các loại đề từ, ấn chương lạc khoản đều được xắp xếp và bố cục bởi tầng lớp thống trị . Tóm lại, mọi quy trình được kiểm tra nghiêm ngặt làm nên những thành tựu nghệ thuật cao nhất vào thời điểm đó. Đồng thời, sự giám sát chặt chẽ của nhà vua làm cho nó có phong cách của hoàng cung. Số đồ sứ được nung tương đối ít vì vậy rất quý hiếm. Đặc biệt là trong thời kỳ Khang Hy, nó chủ yếu được sử dụng cho các hoàng đế để thưởng thức.

Pháp lang thái rất nhiều màu, hơn mười màu khác nhau. Phấn thái tuy nhiều màu hơn men Ngũ thái nhưng nó không phong phú như Pháp lang thái. Hoa văn Pháp lang thái được vẽ bởi nhiều lớp men dày được xếp chồng lên nhau, có hiệu ứng ba chiều và có thể cảm nhận rõ khi sờ bằng tay. Còn men Phấn thái được phủ một lớp nước tráng men mỏng, cho cảm giác phẳng và không cộm

Chiếc bình men Pháp lang “Bên dưới cây thông” rất tinh xảo, thời Ung Chính – Càn Long

Tác phẩm men Pháp lang thái tiêu biểu

Bát ngự “Hoa Anh Túc” cực kỳ tinh xảo và hoàn hảo
Dấu ấn men xanh và thuộc thời kỳ Càn Long
Nhà đấu giá: Sotheby’s Hồng Kông
Buổi đấu giá: Bát Pháp lang thái hình Hoa Anh Túc
Ngày bán: 3/10/2018
Giá cuối cùng: 169.413.000 đô la Hồng Kông (21.55 triệu đô la Mỹ)

Bát Pháp lang thái hình Hoa Anh Túc


Chiếc bát Pháp lang thái (Falangcai) với đường kính 11,8 cm với dấu men màu xanh lam và thuộc thời kỳ Càn Long được tráng men một cách vô cùng tinh xảo ở bên ngoài với hoạ tiết phức tạp của những cây anh túc mọc lên từ đá và một con bướm đang bay ở phía trên. Trên bề mặt bát còn được viết một bài thơ mười bốn chữ “Yu Meiren” (Lady Yu). Xét về thứ hạng của đồ gốm sứ triều đại nhà Thanh, dòng Pháp lang thái là dòng được xếp hạng cao nhất. Và trong số các đồ gốm sứ Pháp lang thái thì những tác phẩm có khắc thơ lại mang giá trị lớn nhất. Do đó, chiếc bát Pháp lang thái Hoa Anh Túc này là một ví dụ điển hình của “Guyuexuan” – một thuật ngữ Trung Quốc được dùng để mô tả những món đồ gốm sứ cao cấp nhất thời nhà Thanh.

Nội dung tổng hợp từ: hieuco.net và nghethuatxua.com (tác giả LePhan)

5/5 - (18 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

20 thoughts on “Men Pháp lang thái là gì? Đặc trưng đồ sứ men Pháp lang thái

  1. improving mold design techniques says:

    Mantle’s 3D technology’s approach to streamlining the tooling
    lifecycle could lead to more eco-friendly manufacturing
    practices by cutting down on waste and boosting efficiency.

    This could make accessible high-quality tooling.

    The potential for lowering waste with Mantle’s 3D technology is also worth highlighting.

  2. Maximo says:

    I’ve noticed that certain models provide superior accuracy over others, depending
    on their use case.
    There’s a wide variety of current sensors available, but I’m
    interested to know what you believe sets a high-quality
    sensor apart.

    my blog post :: current transducers (Maximo)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *