Đồ sứ vẽ Phấn thái (pastel / 粉彩 ) là một trong bốn dòng gốm sứ truyền thống nổi tiếng ở Trấn Cảnh Đức – Trung Quốc (gồm sứ Thanh hoa, sứ Đấu thái, sứ Phấn thái, sứ Ngũ thái ). Sứ Phấn thái có lịch sử hơn ba trăm năm, được gọi bằng những mỹ từ: Tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả, tay nghề xuất sắc, tươi tắn và rực rỡ – ý nói dù quá khứ hay tương lai đều không có gì sánh bằng.
Lịch sử men Phấn thái
Sứ vẽ Phấn thái có hình thức thể hiện phong phú và mang phong cách nghệ thuật độc đáo, màu sắc trong như pha lê, ví như những bức tranh sứ đẹp và tinh xảo, được giới sưu tầm trong và ngoài nước vô cùng yêu thích, là tác phẩm độc đáo của nghệ thuật gốm Trung Hoa và được biết đến là “Báu vật Phương Đông”
Loại hình men phấn thái 粉彩 trên đồ sứ cổ Trung Hoa được cho là xuất hiện vào năm Khang Hi thứ 52 (1713). Phương Tây hay dùng thuật ngữ famille–rose để gọi dòng đồ sứ này. Nhưng nếu được chuyển ngữ sang tiếng Việt, famille–rose thành “toàn hồng”, thì hoàn toàn không rõ nghĩa so với bản chất của kỹ thuật này.
Đồ sứ men phấn thái được chế tác từ thời Khang Hi liên tục cho đến thời Tuyên Thống (1908-1911), ngày nay đều có thể xem là cổ vật. Ngoài giá trị lịch sử nhất định, đa phần đều mang tính thẩm mỹ cao về họa pháp bởi sự công phu về tạo hình cũng như sự khéo léo gia giảm các hỗn hợp men màu trước khi nung. Rõ ràng hiện tại cũng còn có sự hiện diện của đồ sứ dùng kỹ thuật men phấn thái nhưng không cổ (vì mới được chế tạo theo kỹ thuật men màu kiểu xưa), và đồ sứ giả men phấn thái đồng thời giả cổ.
Cách làm men Phấn thái
Trong kỹ thuật chế tác đồ sứ men phấn thái, trước hết phôi đã có men áo (dứu 釉 – e. glaze) và được nung lần đầu, rồi các đường nét của hình mới được vẽ lên. Sau đó cả phần nền và hình được được phủ men (e. enamel) loại pha lê bạch 玻璃白 (tức thạch tín – e. arsenic có pha trộn thêm chì, kali) và vẽ các chất men màu. Loại hình men phấn thái có liên hệ với loại hình men Pháp lang thái 琺瑯彩, do cũng sử dụng pha lê bạch, mà sau khi nung chảy sẽ cho lớp men trắng đục không thấu quang. Với men phấn thái, pha lê bạch khi bị nung chảy sẽ hòa với các men màu, các màu sẽ bị phấn hóa 粉化. Kết hợp với kỹ thuật vẽ, sẽ có sự chuyển tiếp màu sắc và độ đậm nhạt rất linh hoạt, cho phép thể hiện được nhiều đề tài hoa mỹ. Cũng bởi thế mà phấn thái còn được gọi là nhuyễn thái 软彩. Ngoài ra sau khi nung lại hoàn thiện (ở nhiệt độ 600 – 900 độ) sẽ thấy bờ cong của men ở giữa chỗ các nét – men màu tiếp giáp nhau. Kỹ thuật này khác và công phu hơn lối vẽ hình nhiều màu đơn sắc trên men như kiểu ngũ thái 五彩, đấu thái 斗彩, cũng khác với lối vẽ nung ba lần men dương thái 洋彩 cầu kỳ hơn. Tuy nhiên liên kết giữa men màu và phôi sẽ bền.
Về kỹ thuật thể hiện, Phấn thái đã phát triển từ tô trên mặt phẳng đến tẩy và nhuộm đậm nhạt, về phong cách, bố cục và nét vẽ đều mang những nét đặc trưng của hội họa truyền thống Trung Quốc. “Màu pha lê bạch” được sử dụng trong sứ Phấn thái được tích hợp chặt chẽ với kỹ thuật sơn, đây là một sáng kiến mới của những người thợ gốm ở Trấn Cảnh Đức với tác dụng làm mờ của nó, nó có thể làm cho bức tranh có màu sắc không đồng đều và tăng sức biểu cảm của bức tranh. Bức tranh mềm mại, uyển chuyển, đậm đà phong cách hội họa Trung Hoa nên còn được gọi bằng danh hiệu “Ngọc của nghệ thuật phương Đông”.
Một số tác phẩm Phấn thái tiêu biểu
Sứ vẽ Phấn thái có hình thức thể hiện phong phú và mang phong cách nghệ thuật độc đáo, màu sắc trong như pha lê, ví như những bức tranh sứ đẹp và tinh xảo, được giới sưu tầm trong và ngoài nước vô cùng yêu thích, là tác phẩm độc đáo của nghệ thuật gốm Trung Hoa và được biết đến là “Báu vật Phương Đông”
Tác phẩm phấn thái kinh điển: chiếc bình vẽ ngàn hoa (mille fleurs) trong sưu tập Grandidier, bảo tàng Guimet. Cách trang trí họa tiết với hàng trăm bông hoa cúc, mẫu đơn, hoa bìm bìm, hoa hồng, hoa sen, hoa mộc lan, hoa diên vĩ, cúc tây… Đặc điểm chính xác của những bông hoa này cũng như khối lượng và màu sắc hơi bóng của chúng đều được thể hiện bằng óc quan sát nhạy bén. Hiệu ứng cuối cùng là điêu luyện.
Theo covatinhhoa .vn
Thank you for sharing superb informations. Your website is so cool. I am impressed by the details that you’ve on this blog. It reveals how nicely you understand this subject. Bookmarked this web page, will come back for extra articles. You, my friend, ROCK! I found just the info I already searched everywhere and simply couldn’t come across. What an ideal web-site.
I like the helpful info you provide in your articles. I will bookmark your weblog and check again here regularly. I am quite sure I’ll learn many new stuff right here! Good luck for the next!
Thank you for sharing excellent informations. Your website is very cool. I am impressed by the details that you have on this blog. It reveals how nicely you understand this subject. Bookmarked this web page, will come back for more articles. You, my friend, ROCK! I found just the info I already searched all over the place and just could not come across. What a great site.