Nếu từ xa xưa, đồ gốm mang vẻ mộc mạc cùng những hoa văn đơn giản thì ngày nay, gốm được sáng tạo thêm nhiều màu sắc, hoạ tiết sắc sảo khác nhau và có thể xem là muôn màu muôn vẻ. Nhiều người sử dụng có thể chưa biết gốm sứ có những loại gì, cái thì kiểu đất nung, có cái thì rạn rạn, có cái thì trơn mượt, có cái thì nặng trình trịch, có cái thì nhẹ bẫng mỏng tang nhìn xuyên thấu. Mà lúc thì gọi là gốm, lúc thì gốm sứ. Vậy để phân biệt thế nào gọi là gốm, thế nào gọi là gốm sứ và cách làm nên một sản phẩm gốm cần có những gì, quy trình sản xuất như thế nào thì mời các bạn tham khảo nội dung dưới đây.
Cách phân biệt giữa Gốm và Sứ
Hơn 25.000 năm trước đây gốm sứ đã có mặt và thay đổi cuộc sống của con người với nhiều ứng dụng. Cũng từ đó rất nhiều tác phẩm nghệ thuật ra đời; rất nhiều vật dũng hữu ích ra đời phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân loại. Và rồi đến ngày nay nó vẫn luôn lưu giữ được giá trị ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực.
Nhiều người vẫn cứ lầm tưởng rằng gốm hay sứ là tên gọi chung của một loại sản phẩm. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn bề ngoài thì ít ai có thể phân biệt được. Chúng ta vẫn thường gọi chung gốm sứ – nhưng thực chất đó là 2 dạng nguyên vật liệu có nhiều điểm khác nhau.
Đất nung là gì?
Sản phẩm làm ra từ đất sét gọi là Đất Nung. Đất Sét hình thành từ sự bồi đắp của Phù Sa nên nó chứa rất nhiều tạp chất hữu cơ. Chất Hữu Cơ sẽ bị cháy. Do đấy đất sét chỉ có thể nung ở nhiệt độ vừa phải, kết cấu của chúng cũng kém liên kết.
Tuỳ nhiệt độ nung mà nghệ nhân tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau:
- Đất nung nhiệt độ thấp: nung với nhiệt độ chính xác là 500 đến 900°C.
- Đất nung : 900 đến 1150°C là nhiệt độ giúp tạo ra đất nung có độ rắn chắc hơn loại đất nung nhiệt độ thấp.
Gốm là gì ?
Gốm được làm ra bằng nguyên liệu là tràng thạch – chiếm 3/4 bề mặt trái đất. Tràng thạch hình thành từ đá vôi, dung nham núi lửa, vỏ sò, xương động vật, có cả đất sét trầm tích và đất sét hóa thạch…Độ bền của tràng thạch cao hơn so với đất sét. Gốm được nung ở nhiệt độ cao hơn đất nung nên đặc tính sản phẩm cứng hơn, gốm nung ở nhiệt độ 1150-1300°C.
Sứ là gì ?
Sứ được hình thành khi nung nguyên liệu cao lanh trong lò với nhiệt độ rất cao khoảng 1.200°C – 1.400°C. Cao lanh là loại đất sét màu trắng, hình thành từ trầm tích đá vôi (thạch cao), nằm sâu dưới đất cát do thủy triều hoặc phong hóa tạo nên. Khi gặp nước, cao lanh dính dẻo, dễ định hình. Tiếp xúc với nhiệt độ cao, loại đất sét này lại thành thể rắn. Độ dẻo dai và độ sáng của sứ phát sinh chủ yếu là sự hình thành của thủy tinh, khoáng sản trong các thành phần bị nung ở nhiệt độ cao.
Phân loại gốm sứ (Pottery / Ceramic), gốm tử sa
1. Đồ gốm bằng đất sét nung (Earthenware)
Thuật ngữ “đồ gốm bằng đất sét nung” chỉ loại đồ thủ công được phân loại từ thô đến tinh; chúng thường được sử dụng với mục đích thiết thực; được khắc hoặc sơn để trang trí. Người ta có thể hoàn thiện bề mặt bằng nhiều công đoạn khác nhau để tăng khả năng chống thấm hoặc để trang trí.
2. Đồ gốm nâu đỏ không tráng men (Terracotta)
Đồ gốm nâu đỏ không tráng men (gọi một cách văn vẻ là “đồ đất nung”) được nung ở nhiệt độ xấp xỉ 950 độ C. Chúng có thể làm những bức tượng đất nhỏ; nhưng cũng có khi là những vật có kích thước rất lớn như những chiếc lư, phù điêu và chi tiết trang trí trên kiến trúc.
Đôi khi trước lúc nung, ở giai đoạn làm áo, người ta trang trí màu trắng trơn; hoặc nếu trang trí theo từng đoạn, người ta thực hiện trước và sau khi nung (ví dụ những bức tượng bằng đất nung Tanagra của Hy Lạp).
3. Đồ gốm đất nung có tráng men (Glazed earthenware)
Đồ gốm đất nung có tráng men được phân loại theo đặc điểm về men và trang trí. Men được làm từ thủy tinh và kết dính với gốm trong quá trình nung lần thứ hai. Đồ gốm bằng đất sét nung gồm:
– Gốm trắng
– Gốm màu ngà
– Gốm màu ngọc bích
– Gốm Stafford shire
– Gốm tráng men màu thiếc: Delft, Faience, Maichica
4. Đồ gốm trơn (Lustreware)
Đồ gốm trơn được pha thêm kim loại trong men, hoặc là phủ toàn bộ hoặc là theo mẫu (Đồ sứ cũng thường sử dụng cách này)
5. Đồ sành cứng (Stoneware)
Nằm giữa hai loại đồ gốm đất nung và đồ sứ; đồ sành cứng được làm bằng đất sét và một loại đá có thể nấu chảy được. Nó có tính cứng, rắn và trong như thủy tinh. Loại đồ sành này thường có màu vàng, nâu đậm, xám hoặc xanh. Ví dụ:
– Đồ sành cứng được tráng men muối của Anh và Rhen
– Đồ gốm ngọc thạch anh và đá bazan không tráng men của Wedwood
– Đồ gốm men ngọc của TQ
6. Đồ sứ (Porcelain)
Có ba loại đồ sứ chính: đồ sứ cứng, đồ sứ xốp và đồ sứ làm bằng đất sét và tro xương (bone china). Đồ sứ cứng và xốp đều được nung ở nhiệt độ giữa 1200°C và 1450°C. “Cứng” tương ứng với đồ sứ nung ở nhiệt độ khoảng 1450°C và “nhẹ xốp” ứng với nhiệt độ nung vào khoảng 1200°C.
- Đồ sứ cứng (Hard paste porcelain)
Đất sét trắng kết hợp đá trường thạch cùng lớp men trộn chung sẽ làm ra thành phẩm vô cùng cứng. Dù đã xuất hiện từ những thập niên trước nhưng phải đến năm 1700, sứ cứng mới được làm thành công. Một điểm khác biệt có thể so sánh cùng các đồ sứ khác chính là lớp sứ rất dày đồng nghĩa chúng khá nặng. Ví dụ: sứ châu Âu (1700, Meissen), TQ, NB, Vienna, Sevre, Plymounth, Bristol
- Đồ sứ xốp (Soft paste porcelain)
Loại sứ xốp chắc chắn không tốt bằng sứ cứng bởi chúng được nung ở nhiệt độ thấp. Thêm một điều là chúng luôn được làm nhái giống với sứ cứng của Trung Quốc mặc dù sứ cứng Trung Quốc chỉ chứa thành phần là thuỷ tinh và đất nung. Ví dụ: Medici, Capodimonte, Route, Vincennes…
- Đồ sứ đẹp làm bằng đất sét và tro xương (Bone china)
Được làm từ đất sét tốt nhất, loại sứ đẹp được nung ở nhiệt độ tầm 1100-1300°C và phủ men bọc xung quanh. Điểm đặc biệt của sứ đẹp là nghệ nhân sử dụng tro xương động vật và đá tràng thạch (fensfat) tạo nên. Đây được xem như là sản phẩm có cách làm độc lạ nhất. Đặc điểm của dòng sứ xương này là độ thấu quang cao, mỏng, trọng lượng nhẹ, có màu trắng ngà, chất lượng sứ xương phụ thuộc vảo tỉ lệ phần trăm xương trông hỗn hợp, sản phẩm sứ xương chất lượng thường có trên 30% tỉ lệ xương, đến 40-50%. Đặc trưng của gốm sứ xương: So với hầu hết các loại gốm sứ thông thường khác, sản phẩm sứ xương có độ trắng, độ trong (còn gọi là độ thấu quang) rất mỏng và rất bóng, màu hơi trắng ngà.
Và đồ gốm sứ xương có nguồn gốc từ là nước Anh, được người thợ gốm người Anh Josiah Spode sáng chế. Sứ xương nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ cao cấp, sang trọng, với chất lượng sản phẩm mỏng, độ trong và trắng, độ bền cao và chống sứt mẻ mang đến cho người dùng sự tin tưởng khi dùng.
7. Đồ gốm tử sa
Vậy các bạn sử dụng sản phẩm từ đất tử sa thì sẽ phân loại vào loại gốm sứ nào trong 6 loại ở trên. Câu trả lời là Gốm tử sa là một loại sản phẩm gốm giữa gốm và sứ. Làm từ đất tử sa được khai thác trong lòng đất, sau khi khai thác về sẽ được phân loại, rồi nghiền nhuyễn, trộn với nước, ủ trong lu ít nhất 1 năm để lắng lọc và phân hủy các thành phần hữu cơ, sau đó được đóng thành khối và lưu trữ. Đất tử sa khi trộn nước có đặc tính mềm dẻo nhưng khô nên không thể dùng bàn xoay để tạo hình, mà người nghệ nhân muốn tạo hình phải dùng kỹ thuật ghép nối hết sức khéo léo để tạo hình tác phẩm. Ngoài ra tử sa là một loại đất hết sức đặc biệt bản thân nó có thể tự cấu thành sản phẩm sau khi nung và nó có thể tự giữ hình dáng khi nung nhiệt độ cao đến 1200 – 1300°C, mà không cần phải pha trộn thêm cao lanh hoặc các loại khoáng chất khác vào. Sau khi nung xong bề mặt tử sa tuy láng mịn nhưng nếu nhìn dưới kính phóng đại sẽ thấy nhiều khe rãnh nhỏ, những khe rãnh này được gọi là khí khổng. Chính sự hình thành các khí khổng này sau khi nung xong đã tạo cho đất Tử sa một đặc tính vô cùng hiếm có, tuy láng mịn cứng chắc nhưng có độ xốp và thông thoáng nhất định. Nó có các đặc điểm của sứ về cấu trúc nhỏ gọn, khả năng tiếp cận, độ bền, hạt mịn và vết nứt hình nón hoặc giống như đá, nhưng nó không trong suốt một phần như thân sứ.
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.
buy priligy 60 mg Very handy if my morning routine has to change for any reason, like travelling, working away or if I were to have a longer sleep at the weekend