Mỗi một loại trà nên dùng một loại ấm?

Có nhiều người hỏi tại sao lại cần phải dùng mỗi loại trà với một loại ấm khác nhau. Câu trả lời thường cho là “do mùi hương đọng lại và ngấm vào ấm trà”. Nhưng sự thực thì hoàn toàn không liên quan gì đến mùi hương.

Mùi hương là hợp chất hữu cơ nên cho dù ví dụ nó nó bám lên ấm trà thì ngay lập tức cũng sẽ bị oxy hóa và biến mất hoặc chuyển thành màu nâu và không còn mùi. Nó giống với nguyên lý như trà để lâu thì cũng bị mất mùi.

Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng sau khi pha trà xong tráng ấm bằng nước sôi, trước khi pha trà cũng tráng bằng nước sôi thì sẽ lưu giữ được hương trà nhưng thực tế không phải như vậy.

Tại sao lại nên pha mỗi loại trà bằng một loại ấm khác nhau?

Ấm trà được cấu thành từ khoáng chất tức là từ hợp chất vô cơ, nhưng khoáng chất thì không chỉ có trong trà cụ. Ngay cả trong nước, trong lá trà cũng có chứa khoáng chất. Và đương nhiên các loại khoáng chất chứa trong các loại đó là không giống nhau. Do vậy nên tùy vào sự kết hợp mà đem lại vị trà ngon hơn hay là dở hơn. Đặc biệt ấm trà chứa nhiều khoáng chất ngoài sắt (ví dụ như ấm tử sa Nghi Hưng đất tử nê, đoạn nê, lục nê hay hồng nê…) thì sự kết hợp với trà cần hết sức chú ý.

Ngược lại với ấm chu nê có độ thuần khiết cao thì hầu như kết hợp với loại trà nào cũng ổn. Điều đó có thể nói là nhờ độ thuần khiết tuyệt vời của chất đất chu nê. 

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng ấm pha trà

  1. Nếu mua ấm trà đã qua sử dụng, vì trên bề mặt ấm đã tích tụ một lượng khoáng chất chứa trong nước của người dùng trước nên trong một vài tháng đầu ta sẽ không cảm nhận được vị nguyên bản của nước ta đang dùng. Do vậy dù không pha trà thì cũng nên thường xuyên rửa, tráng ấm bằng loại nước của mình.
  2. Dù là ấm đun nước thông thường hay ấm đun thì cũng không nên thay đổi loại nước.
  3. Nếu dùng ấm trà của mình pha ở nơi khác thì cũng nên mang theo nước và ấm đun nước của mình.
  4. Không nên cạo mảng bám trên ấm trà hay là ấm đun.

Sự kết hợp phù hợp giữa ấm và trà

Trà cũng giải phóng ra các khoáng chất nên về nguyên lý ta có thể tư duy như giống với nước.

Trà ngon là trà có chứa nhiều thành phần sắt. Nếu pha liên tục loại trà ngon này trong thời gian dài, chất sắt trong trà sẽ tích và bám vào bề mặt ấm. Sau nhiều năm sử dụng, có khi chỉ cần cho nước vào ấm cũng có thể cảm nhận được VỊ như của loại trà ngon đó.

Dưới đây là 3 dòng trà mang tính đặc thù về vị và hương:

  1. Trà Ô long Phượng hoàng đơn tùng, Ô long Wuyi (Đại hồng bào)
  2. Trà Ô long Thiết quan âm
  3. Trà Phổ nhĩ
Lựa chọn đúng loại ấm tử sa cho từng loại trà đem đến sự hòa hợp cao

Với 3 loại trà này nếu uống thường xuyên liên tục thì nên có ấm riêng cho từng loại còn nếu thi thoảng mới dùng thì không cần thiết. Với trà Phổ nhĩ bản thân khoáng chất chứa trong trà không có gì đặc biệt nhưng Phổ nhĩ là trà lên men nhờ nấm nên trong quá trình lên men có sinh ra axit hữu cơ làm độ PH của trà có tính axit. Với những loại trà có PH khác nhau thì nên dùng riêng ấm

Các loại đất tử sa phù hợp để pha trà

Sử dụng ấm tử sa để ngâm hãm trà sẽ mang đến hương vị thơm ngon và hảo hạng nhất. Điều này đa số những ai quan tâm đến trà đều hiểu. Tuy nhiên, ấm tử sa cũng được làm bằng nhiều loại đất tử sa khác nhau, mà mỗi chất đất lại phù hợp với một tính trà riêng biệt.

1. Tử nê

Tử nê bao hàm các tinh thể lớn nhỏ với kết cấu lỗ thoáng khí kép. Do đó nó có khả năng lưu giữ hương trà rất tốt và khả năng giữ nhiệt cao. Khi sử dụng ấm tử sa trong thời gian dài, bạn sẽ cảm nhận được hương trà ngay cả khi không có trà bên trong. Ấm tử nê phù hợp để pha trà thiết quan âm, trà ô long và trà phổ nhĩ.

2. Đế tào thanh 

Đế tào thanh được mệnh danh là chất bùn thượng phẩm trong tử sa, phân thành 3 loại chính bao gồm: lão, trung và non. Chất đất kết cấu chặt chẽ, tạo màu sắc nhất định, phù hợp với những loại trà sau đây: trà phổ nhĩ, trà ô long, trà long tỉnh, trà ướp hoa, bích loa xuân, hồng trà, trà xanh.

3 Thanh thủy nê

Thanh thủy nê có chứa những hạt mica kích thước nhỏ, chất khoáng thể hiện ở dạng hạt hoặc vân màu xanh lá nhạt, có tính ổn định cao, độ dính tốt và dễ nắm bắt, có khả năng tạo hình. Sử dụng trong thời gian dài sẽ tạo ra lớp màu bao phủ ôn nhuận, phù hợp để ngâm hãm trà ô long, trà phổ nhĩ, trà long tỉnh, trà ướp hoa, trà bích loa xuân, trà xanh, hồng trà.

4. Hồng nê

  • Hồng nê: hàm lượng sắt tương đối cao, nhiệt độ nóng chảy thấp. Do đó, ấm tử sa được làm từ hồng nê sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho trà phổ nhĩ, trà ô long và trà thiết quan âm.
  • Chu nê: Sờ vào chu nê sẽ có cảm giác tinh tế, mềm mịn, dội nước sôi hiện ra màu tươi hồng, sáng bóng, nên sử dụng để ngâm hãm trà thiết quan âm, trà phổ nhĩ, trà long tỉnh và trà ô long.
  • Hồng bì long: Là loại đất quý hiếm, có màu đỏ pha chút nâu, sau khi nung sẽ có màu đỏ. Với hàm lượng thạch anh tương đối cao, tinh thể mica nhiều, tính thẩm thấu cao và dễ nắm bắt, loại ấm này sử dụng lâu sẽ hiện lên lớp sáng bóng ôn nhuận, có thể pha với trà đen, ô long, trà xanh, hồng trà, trà long tỉnh.

5. Đoạn nê

  • Đoạn nê: Bên trong chứa nhiều hạt tinh thể có kích thước lớn, kết cấu thưa, thể hiện rõ lỗ thoáng khí kép, khả năng đối lưu không khí tốt. Loại ấm này phù hợp với các loại trà đậm vị như trà phổ nhĩ, trà bán lên men, trà đen, trà ô long, trà long tỉnh, hồng trà, trà xanh.
  • Chi ma đoạn nê: Là chất liệu khoáng cộng sinh của bổn sơn lục nê với tử nê tự nhiên tạo thành, có thể hiểu là đoạn nê thêm các tinh thể hạt cát màu đen. Nó có các đặc tính gần như tương tự với đoạn nê nên vô cùng thích hợp để pha trà phổ nhĩ, trà bán lên men, trà đen, trà ô long, trà long tỉnh, hồng trà, trà xanh.
  • Hoàng kim đoạn nê: Mang đến cảm giác non, ngọt với kết cấu tỉ mỉ, sau khi nung hiện ra màu vàng, phù hợp để pha trà phổ nhĩ, trà lên men và bán lên men, trà long tỉnh, trà đậm vị, trà xanh, hồng trà, trà vị đậm.
  • Bổ sơn lục nê: Ấm tử sa được làm từ bổ sơn lục nê mang đến cảm giác chân chất, mộc mạc, trơn nhẵn và mềm mịn, phù hợp để pha trà thiết quan âm, trà ô long, trà xanh, hồng trà và trà phổ nhĩ.
  • Hắc lục nê: Là loại đất có màu bùn, trong màu sắc có pha thêm sắc xanh lục điểm xuyết, độc đáo và tinh tế vô cùng, khả năng dính cao, trương lực khá, kết cấu bùn đặc nên phù hợp để chế tác các loại ấm tử sa. Phù hợp nhất với loại ấm này là trà ô long, trà thiết quan âm, trà lên men, trà bán lên men, trà xanh, hồng trà và trà phổ nhĩ.

Có thể kết hợp các loại trà cụ khác loại không?

Có thể nói với trà cụ khác loại kết hợp với nhau, nhìn thì sẽ đẹp mắt nhưng thực tế có thể sẽ làm trà ngon hơn hoặc dở hơn và nếu không thử thì không thể biết được. Với trà cụ thì có loại nung hoàn nguyên (nung củi) và có loại nung oxy hóa (nung điện, nung ga).

Nếu là nung oxy hóa, thành phần sắt là sắt oxy hóa về sắt hóa trị 3 (Fe2O3) còn nung hoàn nguyên thì sắt oxy hóa về sắt hóa trị 2 (FeO)

Tống nung củi (nung hoàn nguyên)- Quân trà nhập khẩu chính hãng

Trước tiên về cơ bản nên tránh kết hợp giữa trà cụ nung hoàn nguyên với trà cụ nung oxy hóa. (Về cơ bản có thể hiểu nôm na là không nên kết hợp giữa trà cụ nung lò ga (nung oxy hóa) với trà cụ nung lò củi (nung hoàn nguyên). Tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ.

Nếu như kết hợp trà cụ nung hoàn nguyên và trà cụ nung oxy hóa thì có sự ảnh hưởng của ion sắt khác loại nên nó sẽ ảnh hưởng đến vị nước. Hơn nữa nếu kết hợp không đúng, dùng lâu ngày thì còn làm tính năng của ấm trở nên tệ do khoáng chất tích tụ trên bề mặt trà cụ.

Với trà cụ có tráng men cũng có những vấn đề tương tự nên mọi người chú ý. Gần đây để trà cụ có được những màu sắc đẹp, người ta có sử dụng những men có chứa khoáng chất như cobalt, crom, đồng hay kẽm để cho ra những sắc xanh. Các kim loại này là nguyên nhân làm mất vị nước hoặc tạo cảm giá ráp lưỡi. Nhưng cũng có trường hợp như đồ gốm thiên mục sử dụng men tro hay men thuần kim sắt thì lại làm vị nước ngon hơn.

Những loại kết hợp mà không sợ có tác dụng ngược thì có thể dùng trà cụ bằng thủy tinh, sứ hay đồ sứ.

Tóm lại khi kết hợp các loại trà cụ thì chúng ta cần phải hiểu tính chất của loại trà cụ đó cũng như hiệu ứng kết hợp trước khi quyết định hoặc để an toàn thì nên dùng trà cụ của cùng một chủng loại. 

4.9/5 - (20 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

5 thoughts on “Mỗi một loại trà nên dùng một loại ấm?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *