Chất tạo màu trong ấm tử sa

Mọi người hay nói với nhau về ấm tử sa có tác động của hóa chất nhưng chưa có ai nói chi tiết về những oxit nào và tác động của nó lên màu sắc ấm ra nào. Lượng oxit kim loại có giới hạn trên của việc bổ sung an toàn là: 1% bari cacbonat, 2% oxit mangan, 2,5% oxit coban và 5% oxit crom. Để hiểu cụ thể một cách chi tiết hơn về các loại chất tạo màu cho ấm tử sa mời các bạn tham khảo ở phần sau.

OXIT MANGAN

Mangan oxit là một dạng bột màu đen hoặc tinh thể hình thoi màu đen với điểm nóng chảy là 1650 độ. Tính ổn định của mangan đioxit trong công nghiệp gốm sứ cũng khá cao, sau khi nung ở nhiệt độ cao sẽ trở thành mangan silicat. Để làm cho bùn cát tím đậm hơn có thể thêm một lượng nhỏ mangan đioxit. Mangan oxit hay sử dụng cho những ấm thuộc họ Tử nê

OXIT COBAN

Oxit Coban thường là dạng bột màu xám, đôi khi là tinh thể màu xanh lục nâu, có nhiệt độ nóng chảy là 1935 độ. Nó thường được sử dụng làm chất tạo màu cho màu xanh da trời, xanh coban và các màu khác.

Ấm lục nê tạo màu bởi oxit coban

OXIT CHROME (oxit crom)

Màu xanh lá cây Chrome oxit là một loại bột màu xanh lá cây có nhiệt độ nóng chảy là 2266 độ. Màu chính khi được phối trong Tử Sa là các tông màu xanh lá cây khác nhau, một số là xanh nhạt dịu, một số xanh tone sáng đậm hơn…

OXIT SẮT

Bột màu đỏ sắt, bột màu đỏ, được cấu tạo từ oxit sắt nguyên chất, là một chất phụ gia gốm cơ bản. Thêm bột sắt đỏ có thể làm cho ấm có màu đỏ. Tùy lượng oxit cho vào ấm sẽ có tone đỏ khác nhau. Oxit sắt hay sử dụng cho những ấm thuộc họ Hồng nê (Chu nê, Giáng Ba nê…)

TITANIUM DIOXIDE

Titanium dioxide là một loại oxit lưỡng tính có tính axit với tính ổn định nhiệt tuyệt vời. Titan đioxit được cho thêm vào ấm để tăng cường màu sắc vàng. Những ấm thuộc họ Đoàn nê

NƯỚC KÍNH BARI CACBONAT (NƯỚC THỦY TINH)

Nước kính (Bari cacbonat) một loại muối vô cơ phổ biến, là chất bột màu trắng. Thêm một lượng thích hợp bari cacbonat vào bùn cát tím chủ yếu là để cải thiện độ ổn định khi nung. Bari sulfat không hòa tan trong nước và không hòa tan trong axit dạ dày, cơ thể con người không hấp thụ được chất này do vậy nó không gây hại cho cơ thể con người.

Trong đất tử sa có lượng lớn Silicat (Dioxit silic SiO2) chiếm khoảng 50% -60%. Trong khi SiO2 có nhiệt độ nóng chảy khoảng 2000 độ C. Nước kính đơn giản là dung dịch Cacbonat natri Na2CO3 và Cacbonat kali K2CO3 để làm giảm nhiệt độ nóng chảy của SiO2 xuống ngang bằng nhiệt độ nung của gốm tử sa vào khoảng 1150 – 1300 độ C. Nhờ vậy mà những ấm khoáng nguyên bản, khoáng phối sét có chứa SiO2 cũng sẽ được bóng đẹp, cứng chắc theo mong muốn của người chơi. Như cụ Nguyễn Tuân từng viết “bóng, đẹp, đanh và kêu như chuông”

Trộn oxit sắt để tạo màu đỏ, cùng với nước kính để tạo độ bóng cứng nhân tạo, hiệu ứng nhăn trên bề mặt

DẦU KHOÁNG

Giúp bề mặt ấm tử sa trở nên sáng bóng, nếu chỉ bôi lớp này bên ngoài ấm khi nung thì sẽ không có vấn đề gì gây hại, trừ một số nhà làm ấm họ trộn với bùn tử sa ngay trong khâu làm đất rồi mang đi nung mới gây hại.

Việc sử dụng các chất tạo màu trong đó có oxit kim loại trên ấm Tử Sa hiện nay là có tuy nhiên chưa phổ biến. Các dòng ấm tử sa giá thành thấp thì việc sử dụng chất tạo màu sẽ phổ biến hơn các dòng sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên không thể loại trừ việc bổ sung quá nhiều oxit vượt quá hàm lượng cho phép vào bùn tử sa sẽ gây hại như nào đối với cơ thể, do vậy khi chọn ấm tử sa chúng ta nên chọn lựa những địa chỉ uy tín, học cách phân biệt ấm tử sa thật và giả, cũng như không mua những ấm có màu sắc bên ngoài khác thường, bóng bẩy.

5/5 - (22 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

4 thoughts on “Chất tạo màu trong ấm tử sa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *