Thủy tiên trà, ‘tứ đại danh trà’ của Trung Quốc

Kỳ đơn trà, tên cũ của trà Đại hồng bào – do loại chồi của cây trà này nảy mầm vào đầu mùa xuân có màu đỏ tím – một trong ‘tứ đại danh trà’, thường được lãnh đạo Trung Quốc dành chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia đến thăm.

Thủy tiên trà (水仙茶) được các lãnh đạo Trung Quốc ưu tiên dành chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia là một trong những loại trà ô long Phúc Kiến. Một nghìn năm trước, cây trà này phân bố ở vùng Kiến Dương và Kiến Âu, tỉnh Phúc Kiến. Đến triều đại Khang Hy thời nhà Thanh (1662 – 1722) thì được trồng nhân tạo.

Đặc điểm trà Thủy tiên

Trà Thủy tiên đứng đầu trong số 48 “giống cây trà cấp quốc gia Trung Quốc”, và là giống cây đầu tiên trong số 41 giống cây trà lá lớn bán thân của đất nước này. Nước trà có màu vàng cam, thơm như hoa lan, vị dịu và ngọt.

Lá trà Thủy tiên có hình dạng tròn trịa, màu xanh nâu, bóng dầu và quý, mặt sau của một số lá có hạt cát, gân chính phẳng và rộng ở gốc lá, mùi thơm nồng và gắt, có mùi thơm đặc trưng. Đó là hương phong lan, hương vị đậm đà và êm dịu, vần điệu trong cổ họng, dư vị ngọt ngào và sảng khoái, màu vàng cam đậm, mặt dưới lá mềm và sáng, có đốm đỏ ở mép lá.

Lá trà dùng để chế biến trà Thủy tiên

Truyền thuyết kể rằng vào thời Khang Hy nhà Thanh, một người tiều phu đã phát hiện ra cây trà lớn bên cạnh ngôi đền có vài nhánh méo mó do bị tường của ngôi đền chèn ép. Ông cho rằng thân cây này rất thú vị nên đã đào nó ra và mang về nhà trồng. Đến lúc thu hoạch, ông phát hiện cây có mùi thơm giống như mùi trà nên chế biến lá, tạo ra một loại trà ngon. “Thủy” (水) trong phương ngữ Phúc Kiến có nghĩa là sắc đẹp, vì vậy những lá trà hái trên ngọn núi thần tiên xinh đẹp được đặt tên là “Thủy tiên”.

Một thuyết khác vào thời nhà Thanh (1857), cho biết loại trà này có nguồn gốc ở Vĩnh Xuân và miền Nam Phúc Kiến, nơi sản sinh loại trà “Mân Nam Thủy tiên” (闽南水仙). Đến đầu thế kỷ 20, người ta đưa cây trà Thủy tiên đến trồng ở vùng Vĩnh Xuân thuộc Ngũ Đài Sơn và những nơi khác, vì thế cây trà này còn được gọi là “Vĩnh Xuân Thủy tiên” (永春水仙).

Trà Thủy tiên được đóng thành bánh

Hiện nay việc trồng trà Thủy tiên đã được công nghiệp hóa ở Trung Quốc với hơn 5.000 hecta đất canh tác, chia thành những loại sau:

  • Vũ Di Thủy tiên (武夷水仙): được phân bố ở nhiều thị trấn và làng mạc khác nhau trên núi Vũ Di, là thành phần lớn nhất của trà đá Vũ Di. Trong đó, loại trà Thủy tiên trên vùng núi cao và vùng bán nham là có chất lượng tốt nhất.
  • Chính Nham Thủy tiên (正岩水仙): loại Thủy tiên linh sam 100 năm tuổi, trồng ở vùng núi Chính Nham.
  • Ải tùng Thủy tiên (矮丛水仙): loại Thủy tiên lùn.
  • Cao tung Thủy tiên (高枞水仙): loại Thủy tiên từ 20 đến 50 tuổi chưa từng được cắt tỉa.
  • Lão tung Thủy tiên (老枞水仙): loại Thủy tiên trên 50, 60 năm tuổi, không bị cắt tỉa,để mọc tự nhiên cao trên 2 m, có thể đạt 4-5 m.
  • Lão thụ Thủy tiên (老树水仙): loại Thủy tiên cổ thụ, trên 50 năm tuổi, được cắt tỉa theo cách quản lý vườn trà hiện đại.

Quy trình sản xuất trà Thủy tiên

Quy trình sản xuất trà Thủy tiên trải qua rất nhiều công đoạn, gồm:

  • Làm héo lá tươi (hai lần sấy)
  • Tráng xanh (lắc xanh kết hợp tay và sấy xanh xen kẽ)
  • Xào xanh
  • Nhào
  • Sấy sơ cấp
  • Gói và nhào
  • Nướng lại
  • Gói và nhào phức hợp
  • Sấy lửa chậm
  • Làm nguội
  • Nhặt chất thừa
Lá trà sau khi chế biến màu vàng cam đậm, mặt dưới lá mềm và sáng, có đốm đỏ ở mép lá.

Giai đoạn làm khô (sấy lửa chậm) rất quan trọng, vì thông qua hoạt động nhiệt hóa sẽ đảm bảo cho chất lượng màu sắc, hương thơm và mùi vị. Nhiệt độ yêu cầu là 150°C, lá dày khoảng 2-3 cm, sấy khô 70-80% , nướng chậm. Cho đến khi lá gập, cọng khô giòn thì để nguội bớt rồi cho vào hộp kín bảo quản.

Cách mà nông dân địa phương thường làm là dùng khuôn vuông bằng gỗ để ép trà (đã cuộn) thành bánh trà hình vuông, sau đó dùng giấy trắng có con dấu để tạo hình và sấy khô rồi bọc giấy, đóng gói kín trà.

Khuôn vuông bằng gỗ để ép trà (đã cuộn) thành bánh trà hình vuông

Cách pha trà Thủy tiên

  • Bước 1: Cho 5gr trà Thủy Tiên vào ấm, sau đó cho nước (nước tinh khiết) sôi vào, lắc đều và chắt nước ra. Đây là bước đánh thức trà (rửa trà) mà khi pha bất cứ loại trà nào cũng đều có.
  • Bước 2: Chế 100ml nước sôi (khoảng 80 – 90°C) vào và đợi khoảng 1 phút là có thể rót ra chén để thưởng thức. Lá trà Thủy tiên càng xanh thì nhiệt độ nước pha càng thấp, như vậy nước trà sẽ tươi và sáng, hương vị thơm nồng, vitamin C ít bị hỏng.
  • Bước 3: Trà Thủy Tiên có thể pha được nhiều lần nước (4-6 lần).
Sau khi pha nước trà khá trong, hương vị êm dịu với thoang thoảng hương hoa.

Tác dụng của trà Thủy tiên

Thủy tiên trà hữu ích cho răng và xương, có tác dụng hưng phấn hệ thần kinh trung ương; giúp lợi tiểu, tăng cường chức năng thận; trung hòa thực phẩm có tính axit và duy trì độ pH bình thường trong chất lỏng cơ thể người (ancaloit).

Ngoài ra, loại trà này còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, tăng cường tiết dịch vị, làm tan mỡ, trợ giúp tiêu hóa và cải thiện chức năng đường tiêu hóa, có tác dụng giảm cholesterol và giảm cân….

4.8/5 - (6 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *