Men phấn thái là gì? Đặc trưng đồ sứ men phấn thái

Đồ sứ vẽ Phấn thái (pastel / 粉彩 ) là một trong bốn dòng gốm sứ truyền thống nổi tiếng ở Trấn Cảnh Đức – Trung Quốc (gồm sứ Thanh hoa, sứ Đấu thái, sứ Phấn thái, sứ Ngũ thái ). Sứ Phấn thái có lịch sử hơn ba trăm năm, được gọi bằng những mỹ từ: Tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả, tay nghề xuất sắc, tươi tắn và rực rỡ – ý nói dù quá khứ hay tương lai đều không có gì sánh bằng.

Lịch sử men Phấn thái

Sứ vẽ Phấn thái có hình thức thể hiện phong phú và mang phong cách nghệ thuật độc đáo, màu sắc trong như pha lê, ví như những bức tranh sứ đẹp và tinh xảo, được giới sưu tầm trong và ngoài nước vô cùng yêu thích, là tác phẩm độc đáo của nghệ thuật gốm Trung Hoa và được biết đến là “Báu vật Phương Đông”

Loại hình men phấn thái 粉彩 trên đồ sứ cổ Trung Hoa được cho là xuất hiện vào năm Khang Hi thứ 52 (1713). Phương Tây hay dùng thuật ngữ famille–rose để gọi dòng đồ sứ này. Nhưng nếu được chuyển ngữ sang tiếng Việt, famille–rose thành “toàn hồng”, thì hoàn toàn không rõ nghĩa so với bản chất của kỹ thuật này.

Đồ sứ men phấn thái được chế tác từ thời Khang Hi liên tục cho đến thời Tuyên Thống (1908-1911), ngày nay đều có thể xem là cổ vật. Ngoài giá trị lịch sử nhất định, đa phần đều mang tính thẩm mỹ cao về họa pháp bởi sự công phu về tạo hình cũng như sự khéo léo gia giảm các hỗn hợp men màu trước khi nung. Rõ ràng hiện tại cũng còn có sự hiện diện của đồ sứ dùng kỹ thuật men phấn thái nhưng không cổ (vì mới được chế tạo theo kỹ thuật men màu kiểu xưa), và đồ sứ giả men phấn thái đồng thời giả cổ.

Chiếc hộp men phấn thái mang hiệu đề Đại Nhã Trai, vật dụng vốn của Từ Hi thái hậu, hiện vật của Bảo tàng cố cung Đài Loan

Cách làm men Phấn thái

Trong kỹ thuật chế tác đồ sứ men phấn thái, trước hết phôi đã có men áo (dứu 釉 – e. glaze) và được nung lần đầu, rồi các đường nét của hình mới được vẽ lên. Sau đó cả phần nền và hình được được phủ men (e. enamel) loại pha lê bạch 玻璃白 (tức thạch tín – e. arsenic có pha trộn thêm chì, kali) và vẽ các chất men màu. Loại hình men phấn thái có liên hệ với loại hình men Pháp lang thái 琺瑯彩, do cũng sử dụng pha lê bạch, mà sau khi nung chảy sẽ cho lớp men trắng đục không thấu quang. Với men phấn tháipha lê bạch khi bị nung chảy sẽ hòa với các men màu, các màu sẽ bị phấn hóa 粉化. Kết hợp với kỹ thuật vẽ, sẽ có sự chuyển tiếp màu sắc và độ đậm nhạt rất linh hoạt, cho phép thể hiện được nhiều đề tài hoa mỹ. Cũng bởi thế mà phấn thái còn được gọi là nhuyễn thái 软彩. Ngoài ra sau khi nung lại hoàn thiện (ở nhiệt độ 600 – 900 độ) sẽ thấy bờ cong của men ở giữa chỗ các nét – men màu tiếp giáp nhau. Kỹ thuật này khác và công phu hơn lối vẽ hình nhiều màu đơn sắc trên men như kiểu ngũ thái 五彩, đấu thái 斗彩, cũng khác với lối vẽ nung ba lần men dương thái 洋彩 cầu kỳ hơn. Tuy nhiên liên kết giữa men màu và phôi sẽ bền.

 Về kỹ thuật thể hiện, Phấn thái đã phát triển từ tô trên mặt phẳng đến tẩy và nhuộm đậm nhạt, về phong cách, bố cục và nét vẽ đều mang những nét đặc trưng của hội họa truyền thống Trung Quốc. “Màu pha lê bạch” được sử dụng trong sứ Phấn thái được tích hợp chặt chẽ với kỹ thuật sơn, đây là một sáng kiến mới của những người thợ gốm ở Trấn Cảnh Đức với tác dụng làm mờ của nó, nó có thể làm cho bức tranh có màu sắc không đồng đều và tăng sức biểu cảm của bức tranh. Bức tranh mềm mại, uyển chuyển, đậm đà phong cách hội họa Trung Hoa nên còn được gọi bằng danh hiệu “Ngọc của nghệ thuật phương Đông”.

Một số tác phẩm Phấn thái tiêu biểu

Sứ vẽ Phấn thái có hình thức thể hiện phong phú và mang phong cách nghệ thuật độc đáo, màu sắc trong như pha lê, ví như những bức tranh sứ đẹp và tinh xảo, được giới sưu tầm trong và ngoài nước vô cùng yêu thích, là tác phẩm độc đáo của nghệ thuật gốm Trung Hoa và được biết đến là “Báu vật Phương Đông”

Tác phẩm phấn thái kinh điển: chiếc bình vẽ ngàn hoa (mille fleurs) trong sưu tập Grandidier, bảo tàng Guimet. Cách trang trí họa tiết với hàng trăm bông hoa cúc, mẫu đơn, hoa bìm bìm, hoa hồng, hoa sen, hoa mộc lan, hoa diên vĩ, cúc tây… Đặc điểm chính xác của những bông hoa này cũng như khối lượng và màu sắc hơi bóng của chúng đều được thể hiện bằng óc quan sát nhạy bén. Hiệu ứng cuối cùng là điêu luyện.

Chi tiết bình “ngàn hoa” với màu sắc đặc trưng men phấn thái.

Theo covatinhhoa .vn

5/5 - (22 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *