Men gốm là một lớp thủy tinh có chiều dày từ 0,15–0,4 mm phủ lên bề mặt xương gốm. Lớp thủy tinh này hình thành trong quá trình nung và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc, nhẵn, bóng.
Men gốm là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và độ bền đẹp của một sản phẩm gốm sứ sau khi nung. Lớp men gốm có các tính chất vật lý và hóa học tương tự như thủy tinh. Bề mặt cứng hơn không thấm nước, mịn và sáng bóng, không dễ bám bẩn. Có thể cải thiện độ bền cơ học, độ bền nhiệt và tính chất hóa học của sản phẩm. Men gốm, xét về mặt bản chất là thủy tinh, nhưng cách phối liệu thì không hoàn toàn giống. Bởi vì thủy tinh thông thường khi nung nấu có thể trong bể khuấy cho đồng nhất và khử bọt. Men gốm khi nóng chảy phải đồng nhất mà không cần đến một sự trợ giúp cơ học nào. Vì thế, nên khi phối liệu phải không có vật chất nào không thể tạo pha thủy tinh.
Việc tráng men làm cho bình gốm giúp nó giữ được chất lỏng, màu sắc đa dạng hơn. Qua đó người nghệ nhân thể hiện được nhiều hơn.
Men gốm có thể được nhúng, quét, hoặc phun lên bề mặt xương gốm. Tùy theo dày mỏng khác nhau tạo thành màu sắc, hoa văn theo mong muốn của người thợ.
Việc xác định nước men cũng là một phần quan trọng trong việc xác định đồ gốm cổ. Nó đại khái bao gồm việc xác định các đặc tính của men và phương pháp tráng men
Đặc điểm của men gốm
Mặc dù bản chất của men gốm là thủy tinh, nhưng nó vẫn có những đặc trưng rất riêng.
Khả năng chảy lỏng
Men sẽ có khả năng chảy lỏng đồng nhất ở một mức nhiệt xác định. Đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp lớp men dễ dàng phủ khắp toàn bộ bề mặt của một sản phẩm gốm. Khả năng chảy men không ổn định dễ gây ảnh hưởng đến bề mặt men. Ngược lại, khi lớp men được chảy đều, chất lượng và độ bền của sản phẩm cũng được ổn định hơn.
Hệ số giãn nở nhiệt
Nhiệt của men và xương gốm phải đảm bảo tương ứng. Nếu không đạt được tiêu chí này do chênh lệch giữa 2 hệ số sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng co men, nứt. Hoặc thậm chí là vỡ nổ trong quá trình nung và làm nguội.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu, men chủ yếu bao gồm bốn chất hóa học: chất nền, chất tạo màu, chất trợ dung và chất phụ. Trong thành phần của hầu hết các loại men, hàm lượng silic điôxít chiếm hơn 50%.
Muốn xương gốm an toàn phải đảm bảo thành phần hóa học trong men gốm. Bởi trong quá trình nung, thành phần hóa học cao rất dễ xảy ra hiện tượng gây nứt, vỡ sản phẩm.
Bề mặt ổn định
Bề mặt men không ổn định sẽ dẫn đến tình trạng bề mặt sản phẩm cũng bị ảnh hưởng theo. Một lớp men gốm tốt sẽ cho ra một sản phẩm tốt với bề mặt đẹp hơn sau khi nung.
Nguyên liệu làm men gốm
Vậy nguyên liệu làm men gốm là gì? Nguyên liệu chế tạo men gốm khá phức tạp. Các thành phần tạo men thường là các tạp chất chứa nhiều oxi như Na2O, K2O, Li2o, ZnO… Dưới trạng thái sau đây:
- Trạng thái dẻo quen thuộc như đất sét, cao lanh, bentonite…
- Các nguyên liệu ở trạng thái khoáng như đá vôi, trường thạch, cát…
- Dạng chất công nghiệp và không dẻo như Na2CO3, K2CO3, BaCO3, Borax (hàn the)…
Theo đó, từng loại men gốm khác nhau được sử dụng các thành phần khác nhau. Để tạo nên sự đa dạng trong sắc màu và phần bề mặt sản phẩm gốm theo mong muốn của những người thợ thủ công.
Các loại men gốm
Tùy theo thành phần tạo men mà người ta chia thành các loại men gốm chính như sau:
Men ngọc
Đồ gốm men ngọc là thuật ngữ để chỉ đồ gốm được tráng men màu xanh lục nhạt của ngọc, còn được biết đến như là đồ gốm men xanh. Men ngọc là từ để chỉ một loại men gốm trong suốt, thường với các vết rạn nhỏ, đầu tiên được sử dụng trên các loại đồ gốm màu xanh lục nhưng sau này cũng được sử dụng trên các loại đồ gốm sứ khác. Đồ gốm men ngọc bắt nguồn từ Trung Quốc và các lò đáng chú ý như lò Long Tuyền ở tỉnh Chiết Giang là nổi tiếng vì màu men ngọc trên các sản phẩm của mình.
Ở Việt Nam, vào giai đoạn triều Lý (thế kỷ 11-13), phổ biến và tiêu biểu nhất đồng thời cũng là đặc điểm mang tính thời đại của dòng gốm men ngọc.
Men ngọc là màu xanh khi pha trộn giữa FeO và Fe2+. Có thể bị khử một phần về Fe. Màu xanh ngọc của men là do oxit sắt FeO thể hiện. Trên thực tế, màu sắc của men ngọc thường ở nhiều trạng thái, từ lục xám nhẹ đến lục ngả vàng.
Để sản xuất loại gốm men ngọc có màu sâu và mượt người ta phải tràng một lớp men dày. Độ dày của lớp men ngọc tráng lên gốm thường dày hơn lớp men trắng tráng lên gốm để sản xuất gốm men trắng là 5 đến 7 lần. Sau đó mới tiến hành phun màu ngọc lên bề mặt sản phẩm và tráng thêm một lớp men trong mới.
Men nâu
Giai đoạn triều Lý (thế kỷ 11 – 13), phổ biến và tiêu biểu nhất đồng thời cũng là đặc điểm mang tính thời đại của dòng gốm men ngọc. Tiếp đến gốm hoa nâu cũng bắt đầu xuất hiện từ đây nhưng phát triển và đặc trưng nhất phải từ thế kỷ 13 – 14 thời nhà Trần, chính vì thế gốm hoa nâu còn được gọi bằng cái tên “gốm thời Trần”, giống như tên gọi của gốm men ngọc thời Lý. Vào cuối thời Trần sang thời Lê sơ (thế kỷ 15 – 16) bắt đầu xuất hiện loại gốm vẽ mầu nâu sau mới phủ men.
Thuật ngữ “Gốm Hoa nâu” được các chuyên gia gốm sứ thống nhất để mô tả một loại đồ gốm có trang trí hoa văn bằng men mầu nâu. Gốm hoa nâu thuộc loại sành xốp dầy, xương gốm thô và nặng được nung từ 1000 đến 1300 độ C. Mầu nâu được tạo bởi từ nguyên liệu khai thác tại chỗ đó là những quặng đá sau đó nghiền thành bột men nâu. Loại men này pha lẫn một vài phụ gia khác với nhiều thành phần chủ yếu là oxit sắt, hay đá son. Nên sau khi nung qua lò ở nhiệt độ trên dưới 1300 độ C đã tạo nên nhiều cấp độ của mầu nâu như: nâu cà phê, nâu hạt dẻ, nâu da lươn … Gốm hoa nâu là loại gốm được sử dụng các thủ pháp tạo hoa văn khác nhau thông qua men mầu nâu kết hợp với men trắng. Tuy nhiên có một số sản phẩm kết hợp đắp nổi, tạo điểm xuyết trên vai, nắp hay xung quanh sản phẩm.
Đặc điểm phong cách gốm hoa nâu là hình dáng đầy đặn, khỏe khoắn. Nét khắc trên sản phẩm chỗ nông chỗ sâu, hoa văn khoáng đạt được thể hiện theo tùy hứng dưới bàn tay của người thợ gốm dân tộc. Theo các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đánh giá đây thực sự là một nét đặc trưng tiêu biểu của dòng gốm cổ Việt Nam riêng biệt không hề trộn lẫn với bất cứ một dòng gốm nào trên thế giới.
Đa số gốm hoa nâu được tạo bằng kỹ thuật cạo xương gốm khi mới phủ men nền để tạo đồ án trang trí. Sau đó người thợ dùng bút lông vẽ hoa văn mầu nâu trên phần đã được cạo. Hay vạch vẽ hoa văn lên sản phẩm trên nền men nền. Men phủ trên nền gốm mầu trắng ngà phần lớn thường bị rạn hay nứt trong men tạo thành những mảng vân rạn tự nhiên khiến cho hiện vật trở nên độc đáo và thẩm mỹ.
Men lam
Từ cuối thế kỷ thứ 14, gốm hoa nâu và gốm men ngọc đã mất dần vị trí độc tôn và bắt đầu nhường chỗ cho gốm hoa lam với chất liệu và phong cách nghệ thuật mới. Có thể nói, gốm hoa lam là mốc thứ ba trên tiến trình lịch sử phát triển của gốm cổ Việt Nam cả về phương diện kỹ thuật và nghệ thuật trang trí, sau hai dòng gốm nổi tiếng là men ngọc và hoa nâu. Năm 1997, việc phát hiện và khai quật tàu cổ Cù Lao Chàm đã thu được khoảng hơn 240.000 hiện vật gốm sứ, trong đó phần lớn được xác định có niên đại thế kỷ 15 (thời Lê sơ), được sản xuất ở vùng Hải Dương và Thăng Long, phía Bắc Việt Nam. Điều này cho thấy đây là thời kỳ thịnh vượng của gốm sứ Việt Nam. Căn cứ theo những tư liệu khảo cổ thì gốm hoa lam thờ Lê sơ được sản xuất từ hai trung tâm gốm lớn là Bát Tràng (Hà Nội) và Nam Sách (Hải Dương). Trong đó, gốm hoa lam Bát Tràng ra đời sớm hơn và phát triển qua nhiều thế kỷ, tuy có lúc thăng trầm nhưng vẫn còn được phát triển cho đến ngày nay. Đồ gốm hoa lam Nam Sách (Hải Dương) chỉ sản xuất để phục vụ xuất khẩu trong suốt giai đoạn triều Lê, đã đánh một dấu đậm trên bản đồ giao thương trên vùng biển Việt Nam thời Lê sơ. Với lối vẽ thoáng đậm và phóng bút của các nghệ nhân thời Lê sơ thì những hình rồng, chim, phượng, ngựa, cá, sen vịt.. như thật rất gần gũi với đời sống yên bình của làng quê người dân Việt thời ấy.
Nguyên liệu chủ yếu bao gồm cao lanh, hạ triểu, trường thạch… Cùng với đó là các loại đá màu được nghiền nhỏ trong khoảng 70 – 80 tiếng liên tục.
Men lam được nung ở nhiệt độ 1200 – 1300 độ C. Loại men này thường được các nghệ nhân vẽ trang trí trên bề mặt của các loại bát đĩa, lư hương, ấm chén, chân đèn dầu…
Men rạn
Men rạn là dòng men cổ ra đời từ khoảng cuối thế kỷ 16, là dòng men nổi tiếng vô cùng đặc sắc và độc đáo được tạo ra từ sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men gốm.
Men rạn có màu trắng xám hay ghi, phần rạn tách nhau ra bằng cách đánh rạn bằng mực tàu hoặc bằng thuốc tím. Với sản phẩm gốm sứ đánh rạn bằng thuốc tím thì toàn bộ bề mặt men có màu tím, còn đối với gốm sứ được đánh rạn bằng mực tàu thì các phần rạn có màu đen.
Với nguyên liệu chính là đá trường thạch, đá vôi… nghiền nhỏ được phủ lên toàn bộ bề mặt sản phẩm rồi đun ở nhiệt độ khoảng 1100-1200 độ C.
Sau đó được đánh bởi nước củ nâu (ngày nay thường dùng thuốc tím). Sau khi ngấm sẽ làm nổi lên những khe rạn trên bề mặt. Đây là loại men vô cùng nổi tiếng của người dân Bát Tràng với những chiếc lư hương, vò, bình vôi, lọ, nghê thời Lý, Trần được người sưu tầm đồ cổ săn lùng, tìm kiếm.
Men chảy
Men chảy thường được nghệ nhân sử dụng trang trí trên các sản phẩm gốm mịn. Đặc tính của lớp men nền và men phủ có sự khác nhau.
Khi nung ở nhiệt độ cao, men phủ bao quanh lớp nền tạo cho bề mặt sự kết tinh và màu sắc cho từng mảng. Khi pha thêm men cùng khoảng 25% chất trợ chảy PbO.SiO2 và một lượng chất tạo màu hoặc oxit màu sẽ tạo ra được lớp men này.
Men sần
Men sần được tạo ra bằng cách thêm vào lớp men bóng một số loại oxit khó chảy hay oxit màu. Ví dụ như Cr2O3, TiO2, CuO, Fe2O3 với một lượng khoảng 10% đến 30% hoặc SnO2 khoảng 10%.
Khi được nung ở mức nhiệt độ thích hợp, các chất này sẽ phân bố đều khắp bề mặt men gốc nhưng không bị tan lẫn. Khi nguội, các phần tử này sẽ tạo nên một lớp sần sùi và có mặt ngoài nhám.
Men rêu
Nguyên liệu men rêu khá giống với men lam. Nhưng phải kết hợp thêm nhiều loại đá với nhiều sắc màu khác nhau mới tạo nên sắc xanh rêu đặc trưng.
Men rêu xuất hiện vào khoảng thế kỷ 14. Được nung ở mức nhiệt 1200 – 1300 độ C. Loại men này thường được sử dụng trong trang trí họa tiết cho nhiều sản phẩm. Bao gồm đế long đình, ngói, gạch thông gió, vẽ mây… Men rêu khi được pha đúng tỷ lệ và đúng cách sẽ tạo nên màu sắc vô cùng đẹp mắt và tinh tế.
fuga voluptatem impedit temporibus quam rerum voluptatem quod sunt eaque sit qui explicabo fugiat ut aspernatur rerum magni nam. molestias est omnis recusandae eos praesentium dolorem perspiciatis quis consequatur eligendi.
I don’t think the title of your article matches the content lol. Just kidding, mainly because I had some doubts after reading the article.
natus voluptatem magnam consequatur ducimus aut et consequatur sapiente necessitatibus perferendis animi sit natus. eos et labore sint dolorem et dolor nam delectus. fugit consequuntur nulla culpa et iste.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you. https://accounts.binance.info/en-IN/register-person?ref=UM6SMJM3