Bật mí cách “nuôi” chén Kiến Diêu đúng cách

Kiến Diêu là tên gọi của dòng gốm sứ cổ xuất hiện vào khoảng thời nhà Đường, và được chế tác ở lò gốm thuộc phủ Kiến Ninh, Kiến An, nay thuộc trấn Thủy Cát, Kiến Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc. Trải qua lịch sử hơn 900 năm, chén Kiến Diêu đã trở thành một dòng chén không thể thiếu trên bàn trà. Trong, sâu, ấm, dịu, ngậy như ngọc. Nhiều tầng lớp và hiệu ứng tự nhiên là những đặc điểm không thể lẫn của chén Kiến Diêu.

Điểm đặc biệt của chén Kiến Diêu là trải qua một thời gian “nuôi”, chén sẽ có sự biến đổi đáng ngạc nhiên nhờ các phản ứng thú vị trong quá trình sử dụng. Vậy, “nuôi” chén Kiến Diêu thế nào cho đúng cách để tạo ra một chiếc chén đầy màu sắc và độc nhất vô nhị? Hãy cùng Quân trà tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tại sao chén Kiến Diêu lại có thể tạo ra ánh sáng nhiều màu sắc?

Hiện nay có hai giả thuyết về nguyên nhân tại sao chén Kiến Diêu có thể tạo ra ánh sáng đầy màu sắc:
Nguyên nhân thứ nhất, lớp men trên chén khi sử dụng sẽ hấp thụ vết trà, tạo thành bề mặt khúc xạ trên bề mặt, phản chiếu độ bóng khác so với trước đây. Nguyên nhân thứ hai, phản ứng hóa học giữa nước trà và chất men (sắt + kiềm) làm thay đổi cấu trúc phân tử của men nên màu sắc thay đổi.

Chọn chén Kiến Diêu nào để tạo ra nhiều màu sắc?

Nếu bạn muốn “nuôi” chén với ánh sáng đầy màu sắc thì việc chọn đúng chén là rất quan trọng. Tốt nhất bạn nên chọn màu men có nhiều giọt dầu tinh thể hoạt động. Việc này sẽ dễ dàng tạo ra được màu sắc sặc sỡ sau quá trình “nuôi”.

Trên thực tế, vào thời nhà Tống không có chuyện “nuôi chén”. Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, dưới nhiệt độ và không khí tương đối có thể kiểm soát được, các giọt dầu có tinh thể hoạt động. có thể phát triển nhiều màu sắc. Vì vậy, điều kiện tiên quyết đầu tiên để có một chiếc chén nhiều màu sắc là phải có kết cấu tinh thể.

Chọn trà phù hợp để “nuôi” chén

Điểm mấu chốt trong việc “nuôi” chén trà chính là “uống trà”. Mặc dù có thể dùng bất cứ loại trà nào bạn thích, nhưng để giúp việc nuôi chén đạt được hiệu quả mong muốn, hiệp hội Kiến Diêu Trung Quốc đưa ra lời khuyên nên chọn loại trà được trồng trên núi đá ở núi Vũ Di.

Bởi vì trà được trồng trên núi đá Vũ Di rất giàu khoáng chất, nên khi chúng ta sử dụng chén Kiến Diêu để uống trà hàng ngày, sắt trên bề mặt men Kiến Diêu bị oxy hóa dần và phản ứng với các khoáng chất
phong phú trong trà núi Vũ Di. Theo thời gian, lớp men này từ từ tạo thành một màng oxit dày, đó là hiệu ứng nhiều màu.

Với các loại trà có màu nước trà khá đậm sẽ dễ để lại vệt nước trà trên chén . Do đó, bạn nên rửa ngay cốc bằng nước nóng sau khi uống. Đổ đầy nước nóng vào chén và để trong vòng 1 giờ, sau đó đổ hết nước ra. Dùng vải ẩm lau vết trà trên bề mặt chén. Có thể màu sắc của chén sẽ biến mất sau khi lau, nhưng sẽ xuất hiện lại sau vài lần sử dụng, và màu sắc sẽ phát triển ổn định và đặc biệt hơn.

Trà xanh, trà thiết quan âm và bạch trà mặc dù “nuôi chén” chậm hơn trà phổ nhĩ hơn, nhưng có ít vết trà nên không cần phải lau thường xuyên.

Bảo quản chén Kiến Diêu

Với chén Kiến Diêu mới mua về, bạn cũng cần “khai chén”. Việc khai chén không phức tạp như đối với việc khai ấm. Bạn có thể lau bằng vải sạch, rửa với nước và ngâm trong nước nóng trong nửa giờ. Bằng cách này, lớp men của Kiến Diêu sẽ được làm sạch, sau đó có thể uống với bất cứ loại trà nào mà bạn muốn. Làm sạch bằng nước là cần thiết để loại bỏ tro men quặng còn sót lại trong quá trình nung. Bên cạnh đó, ngâm chén với nước nóng là để loại bỏ mùi đất nung vốn có trong chén. Thông thường, sau khi uống chén trà cuối cùng trong ngày, hãy rửa sạch bằng nước sôi để loại bỏ các vết trà bám trên men, sau đó để chén khô tự nhiên. Sau một thời gian tiếp xúc với nước trà, men sẽ trở nên bóng hơn, hiện ra một lớp ánh sáng đầy màu sắc đầy mê hoặc.

Mặc dù việc không rửa chén có thể sẽ thúc đẩy quá trình phát triển màu sắc nhanh hơn, nhưng sẽ sinh ra vết ố trà. Đồng thời, lớp cặn trà không hòa tan bám vào thành chén, có thể sinh ra nấm mốc, làm giảm độ thoáng khí của chén và ảnh hưởng đến vẻ ngoài của màu men của chén

Câu hỏi thường gặp

Một số người cho rằng nguyên nhân khiến chén Kiến Diêu có vẻ ngoài rực rỡ là do vết trà?

Thực ra là không phải, saponin trong lá trà có tính chất nhờn và tạo thành một lớp màng trên bề mặt tinh thể thủy tinh. Lớp màng này khúc xạ ánh sáng và tạo ra các màu sắc khác nhau.

Lớp men xuất hiện “ màu vàng”, liệu có phải chén bị rỉ sét không?

Nhìn chung, sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp trong quá trình nuôi chén. Trong thời gian chuyển tiếp, lớp men sẽ có thể có màu vàng. Nhiều người lầm tưởng rằng “khoáng sắt dùng để chế tạo chén đã bị gỉ sét”. Tuy nhiên, đừng lo lắng, những gam màu sặc sỡ sẽ xuất hiện ngay sau giai đoạn chuyển tiếp.

Một số người còn cho rằng, chén sậm màu là do men bị oxy hóa?

Chén Kiến Diêu được nung ở nhiệt độ 1300 độ C, rất ổn định và không dễ bị oxy hóa. Điều đặc biệt quan trọng là không nên để trà trong chén qua đêm, vì điều này sẽ để lại một vòng tròn vết trà trên bề mặt tráng men của chén. Trong trường hợp này, bạn cần lau sạch bụi bẩn bằng một miếng vải ẩm và dưỡng chén lại.

4.9/5 - (16 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

One thought on “Bật mí cách “nuôi” chén Kiến Diêu đúng cách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *