Chúng ta thường nghe câu không đắng chát thì không gọi là trà. Trà vốn có vị đắng tự nhiên. Nhưng sau khi uống lại cảm nhận được hậu vị ngọt ngào. Bạn có cảm nhận được điều đó không?
Trà có vị đắng chát ban đầu
Vốn dĩ vị chát và đắng trong khoang miệng khi thưởng trà có liên quan mật thiết đến hàm lượng polyphenol trong trà. Trà càng đắng dư vị ngọt hậu càng cao, điều này cũng có liên quan đến hoạt chất polyphenol trong trà, hai hương vị đắng ngọt đều có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Các chất polyphenol trong trà có tính liên kết với protein tạo một màng không thấm nước trong khoang miệng chúng ta, gây co cơ cục bộ và cảm giác se se, khó chịu trong miệng vị vậy ban đầu trà có vị đắng.
Tùy vào hàm lượng polyphenol có trong trà mà lớp màng không thấm nước này có độ dày mỏng khác nhau, vì vậy vị đắng chát từng loại trà tùy vào hàm lượng polyphenol có trong trà.
Trà có vị ngọt hậu
Theo nghĩa đen, hậu vị ngọt là một hương vị đặc biệt được hình thành bởi vị đắng ở đầu vào và vị ngọt trở lại ở cổ họng. Khi thưởng trà, ta thường cảm nhận được vị ngọt nhẹ và một chút đắng với hương thơm lưu lại trong miệng. Sau khi uống, vị ngọt sẽ dần dần che đi vị đắng và kết thúc là vị ngọt hậu. Sự tương phản này là tác động kỳ diệu mà trà mang lại cho vị giác của chúng ta. Càng uống ta càng nhận được nhiều dư vị ngọt tươi, lưu luyến và kéo dài, khiến người thưởng trà mê đắm và không thể không muốn thưởng thức thêm một ngụm nữa. Sự biến đổi của polyphenol có trong trà làm cho ta cảm được vị đắng sang vì ngọt, “tiền đắng hậu ngọt” từ đây mà có.
Về cơ bản, tất cả các loại trà đều có hậu vị ngọt. Tuy nhiên, mỗi loại chè khác nhau có hàm lượng chất khác nhau, hậu vị ngọt cũng khác nhau. Do đó, hậu vị ngọt cũng được coi là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá một loại trà ngon. Trà có hậu vị ngọt đậm và lâu hơn thường có chất lượng cao hơn. So với việc hương vị ngọt lập tức được cảm nhận quá rõ thì loại chuyển đổi hương vị này khi uống trà ấn tượng hơn, và mang đến cho trà giá trị tiềm ẩn.
Sự tương phản tiền vị và hậu vị
Sự khác biệt “tiền đắng hậu ngọt” này không phải chỉ là do biến đổi các chất trong miệng mà còn phụ thuộc vào yếu tố tương phản giữa tiền vị và hậu vị.
Nếu cảm vị đắng của trà càng nhiều, ta lại cảm nhận càng rõ vị ngọt hậu của trà.
Ngọt ngào hay chát đắng đều có tính tương đối, cảm nhận mỗi người là khác nhau, người nhạy cảm với hương vị thường cảm nhận vị trà tốt hơn.
Nếu như bạn uống một cốc mật ong trước đó, nếm trà sẽ cảm thấy vị đắng chát hơn, nhưng ngược lại bạn thử một ly cà phê nguyên bản trước thì vị trà sẽ có vẻ như ngọt ngào hơn. Hiện tượng này gọi là thuyết tương phản.
Ngoài ra vị ngon của trà cũng có liên quan đến tâm trạng, nếu bạn có tinh thần tốt và trạng thái tích cực, thưởng trà cảm thấy ngon ngọt hơn mọi khi dù lượng trà vẫn vậy, nhiệt độ nước hay thời gian hãm trà như nhau.
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?