Tử nê là gì? Cách phân biệt đất tử nê

Đất Tử sa hiện tại được phân chia thành 4 nhóm chính: Tử nê, Hồng nê, Lục nê, Đoạn nê.

1 Nhóm đất Tử nê

Gồm các loại đất khi nung xong có màu nâu, tím hoặc tương tự, gồm có các loại đất được chia cụ thể hơn là: Tử nê, Thiên thanh nê, Đế tào thanh, Thanh thủy nê, …. 

2 Nhóm đất Hồng nê

Gồm các loại đất khi nung xong có màu đỏ, nâu đỏ hoặc tương tự, gồm các loại đất được chia cụ thể là Hồng nê, Chu nê, Đại hồng bào, Hồng bì long,… 

3 Nhóm đất Lục nê

Gồm các loại đất khi chưa nung có màu xanh xám nhạt, nung xong có màu vàng hoặc hơi vàng xanh.

4 Nhóm đất Đoạn nê

Là các loại đất hỗn hợp của các loại đất trên, khi khai thác ngoài tự nhiên có những vị trí không thể tách ra và phân loại rõ ràng được (do viên đất quá nhỏ) thì người ta sẽ để chung để nghiền ra, sau khi nghiền xong thì đất đó gọi chung là đoạn nê. Chính do sự hỗn hợp này nên đất đoạn nê có rất nhiều màu sắc khi nung xong, từ vàng, xám, nâu, đỏ,… Và cũng có nhiều tên gọi riêng khác nhau.

ĐẶC TRƯNG CỦA TỬ NÊ

Vùng đất Nghi Hưng có tài nguyên đất gốm phong phú, nơi đây thường chia thành ba nhóm lớn: Bạch nê, Giáp nê, Nộn nê. Tử Nê là tầng đất kẹp giữa của tầng Giáp Nê. Trong đó, Tử nê là tầng đầu trong tầng khoáng Giáp nê, sản lượng khá lớn. Lục Nê cũng nằm trong tầng trên của tầng khoáng Tử Sa. Do số lượng Lục Nê không nhiều, cũng không thích hợp cho việc chế tác các tác phẩm lớn, nên số lượng ấm và đồ Tử sa làm thuần từ Lục Nê rất ít. Đoàn Sơn Nê (hay Đoạn Nê) là nguyên liệu do Tử Nê và Lục nê hỗn tạp cộng sinh mà thành, có thể chế tác các tác phẩm lớn. Hồng Nê thì nằm ở phần đáy tầng khoáng và Nộn nê.

Quặng Tử Nê có bề ngoài màu đỏ tím đến tím, đồng thời có các đốm kết tinh mica màu xanh nhạt. Tử Nê sau khi nung có màu tím, nâu tím. Nhiệt độ chịu nung khoảng 1180°C, độ co ngót so với ban đầu khoảng 10-11%. 

Đất tử sa được khai thác trong lòng đất, sau khi khai thác về sẽ được phân loại, rồi nghiền nhuyễn, trộn với nước, ủ trong lu ít nhất 1 năm để lắng lọc và phân hủy các thành phần hữu cơ, sau đó được đóng thành khối và lưu trữ. Đất tử sa khi trộn nước có đặc tính mềm dẻo nhưng khô nên không thể dùng bàn xoay để tạo hình, mà người nghệ nhân muốn tạo hình phải dùng kỹ thuật ghép nối hết sức khéo léo để tạo hình tác phẩm. Chính vì vậy nên dùng đất tử sa để sáng tạo tác phẩm sẽ không có giới hạn, nó tùy thuộc vào sự sáng tạo của nghệ nhân. Ngoài ra tử sa là một loại đất hết sức đặc biệt bản thân nó có thể tự cấu thành sản phẩm sau khi nung và nó có thể tự giữ hình dáng khi nung đến 1200 – 1300 độ C, mà không cần phải pha trộn thêm cao lanh hoặc các loại khoáng chất khác vào. Sau khi nung xong bề mặt tử sa tuy láng mịn nhưng nếu nhìn dưới kính phóng đại sẽ thấy nhiều khe rãnh nhỏ, những khe rãnh này được gọi là khí khổng. Chính sự hình thành các khí khổng này sau khi nung xong đã tạo cho đất Tử sa một đặc tính vô cùng hiếm có, tuy láng mịn cứng chắc nhưng có độ xốp và thông thoáng nhất định.

Ấm tử sa Hợp Hoan tử nê của nghệ nhân Uông Kiện

Một số loại đất tử nê đặc trưng: Đế Tào Thanh, Thanh Thuỷ Nê, Lão Tử Nê.

5/5 - (21 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *