Họa tiết trên gốm sứ Cảnh Đức Trấn và văn hóa dân gian Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trải qua chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, các tranh vẽ trên gốm sứ không chỉ thể hiện tư tưởng của các triều đại mà còn là bức tranh hiện thực về xã hội Trung Quốc từng thời kì.
Họa tiết trên gốm sứ thời nhà Tống và nhà Nguyên
Vào thời nhà Tống và nhà Nguyên, một số lượng lớn tiểu thuyết kịch và truyện lịch sử đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Cùng với đó là sự phát triển không ngừng của ngành gốm sứ. Cốt truyện của những tác phẩm này đã cung cấp chất liệu hội họa phong phú cho các bức tranh được vẽ trên gốm sứ Cảnh Đức Trấn.
Thông qua việc vẽ những câu chuyện dân gian trên các tác phẩm gốm sứ, người thời đó có thể hiểu được toàn bộ cốt truyện. Điều này khiến cho hình thức văn hóa “kể truyện bằng tranh” được lưu truyền rộng rãi lúc bấy giờ.
Kể từ thời nhà Nguyên, các bức tranh trên gốm của các lò nung dân gian hầu hết khắc họa các nhân vật lịch sử. Chẳng hạn như thưởng hoa cúc của Đào Tiềm, Bát Tiên vượt biển hay Mười tám vị La Hán… Đa phần những câu chuyện này đều quen thuộc với người dân thời bấy giờ.
Họa tiết trên gốm sứ thời nhà Minh và nhà Thanh.
Trong thời nhà Minh và nhà Thanh, gốm sứ bước vào thời kì cực thịnh. Thời kỳ này cũng đánh dấu hiện tượng “không có sách mà không có tranh”. Tức là các hình minh họa phong phú bắt đầu được đưa vào các tác phẩm tiểu thuyết. Tuy nhiên, những hình minh họa này không phải thứ mà người bình thường có thể vẽ được. Chúng hầu hết đều do các họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ sáng tác. Trong đó có thể kể đến tác phẩm nổi tiếng “Thanh minh thượng hà đồ” do các họa sĩ cung đình thời nhà Thanh thực hiện.
Những hình minh họa đầy tính nghệ thuật này đã cung cấp một kho tư liệu phong phú cho các họa sĩ gốm sứ ở thời điểm đó.
Vào thời nhà Nguyên, do tình trạng xã hội bất ổn, đại đa số giới trí thức ở trạng thái thụ động trong sáng tác. Hầu hết các bức tranh của họ đều có thiện hướng thể hiện khát vọng của các nhân họ.
Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, do sự đàn áp của giới thống trị, nhiều văn nhân đã bỏ chốn quan trường để về sống ẩn dật. Với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tính chất thương mại của các tác phẩm hội họa ngày càng trở nên nổi bật. Chẳng hạn như ở Giang Tô và Chiết Giang, nơi nền kinh tế hàng hóa tương đối phát triển vào thời điểm đó, đã trở thành nơi tụ tập của các họa sĩ trí thức.
Trường hội họa Dương Châu chính là sản phẩm của thời kì xã hội này. Giá trị chính của các tác phẩm hội họa là để kiếm sống. Do đó, các đề tài núi non mây trời sẽ dần được thay thế bởi các đề tài mang tính hiện thực hơn, như cây cối, hoa lá, chim chóc, cá…
Với sự hội nhập và phát triển không ngừng của hội họa và gốm sứ, phong cách hội họa của nhiều họa sĩ vẽ tranh gốm đã mang dấu ấn của hội họa văn nhân. Các tác phẩm tranh vẽ nghệ thuật trên gốm sứ ngày càng được đánh giá cao và được đông đảo người dùng yêu thích.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.