Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware /Ru kilns)

Gốm Nhữ (Ru ware – Ru kilns – Ruyao – 汝窯 – Nhữ diêu – sứ Nhữ) không những được xếp hạng là “anh cả” trong Ngũ đại danh diêu thời Tống mà còn được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử hay là đỉnh cao gốm sứ nhân loại.

Trong những năm 1100, gốm Nhữ được làm chỉ dành riêng cho Hoàng gia. Được cho là lấy cảm hứng từ giấc mơ của Hoàng đế Huy Tông (1082-1135), một nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ và là nhạc công xuất sắc. Một đêm, hoàng đế nhìn thấy trong giấc ngủ của mình một bóng xanh huyền bí xuyên qua một khe nứt trên mây sau một trận mưa như trút nước. Khi thức dậy, ông đã viết về cảnh này trong một bài thơ, và hướng dẫn những người thợ gốm của mình làm đồ sứ có màu sắc như mô tả. Những người thợ thủ công trên khắp đất nước đã phải vò đầu bứt tai suốt thời gian dài, cho đến khi lò nung ở Nhữ Châu gửi đến tác phẩm đầu tiên với màu men “Vũ quá thiên thanh vân phá xứ” – Bầu trời sau cơn mưa (nửa lam, nửa thanh lại hơi ánh hồng). Một điểm đặc biệt của gốm Nhữ là các vết rạn, vết nứt tự nhiên trên lớp men, được sắp xếp rất chi tiết và có trật tự. Đặc tính này đến từ chất men mã não nguyên khoáng, mang lại cho gốm Nhữ những hoa văn nổi bật trên bề mặt và vô số bong bóng nhỏ trong men tựa như sao mai trên trời, rất nghệ thuật, tùy theo nhiệt độ và vị trí lò nung mà đạt được. 

Ba kiểu rạn tự nhiên của men Nhữ diêu, từ trái qua phải: Vết nứt băng, Nứt cánh ve sầu, Nứt vảy cá

Đồ sứ Nhữ có màu men nhẹ nhàng, tinh tế. Phần lớn màu men của đồ sứ Nhữ là mã não. Đồ sứ nung theo cách này không chỉ có bề mặt nhẵn bóng như ngọc mà còn có kết cấu giống ngọc. Cái gọi là màu xanh da trời dùng để chỉ một màu tự nhiên được hình thành sau khi cơn mưa qua đi. Bề mặt tráng men của đồ sứ màu xanh giống như ngọc bích tuyệt đẹp, đại diện cho tư tưởng về sự hợp nhất giữa con người và thiên nhiên trong thời nhà Tống. Mặc dù đồ sứ là do con người tạo ra nhưng vẻ đẹp tự nhiên của đồ sứ Nhữ lại mang đến sự khác biệt về cảm quan thẩm mỹ.

Bốn màu men Nhữ:

  1. Thiên thanh (men xanh)
  2. Nguyệt Bạch (men trắng trăng)
  3. Thiên Lam (men xanh lam)
  4. Đậu Lục (men xanh đậu)

4 màu chủ đạo của sứ Nhữ diêu trong thực tế
Men xanh thiên thanh của sứ Nhữ được cho là ấn tượng nhất

Gốm Nhữ chỉ tồn tại khoảng 20 năm, sau đó suy tàn, và tất cả các lò Nhữ diêu đều bị phá bỏ cùng với kỹ thuật sản xuất hoàn toàn bị biến mất. Trên thế giới hiện nay chỉ còn chưa đến 100 mảnh gốm Nhữ được xác nhận là của thời nhà Tống, được bảo tồn tại Bảo tàng Cung điện Bắc Kinh, Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc và Bảo tàng Anh, Luân Đôn… Nhưng ngay cả với một lịch sử tồn tại ngắn ngủi như vậy, đồ gốm Nhữ Diêu vẫn luôn được các nhà sưu tập gốm sứ săn lùng và được đấu giá lên tới hàng chục triệu USD trên các sàn đấu giá cho các tác phẩm thời Tống.

Hiện nay, những tác phẩm Nhữ diêu được Quân trà nhập khẩu được chế tác từ đất và men nguyên khoáng mã não quý hiếm tại vùng Nhữ, Hà Nam theo đúng truyền thống.

Xem thêm các tác phẩm Nhữ Diêu của Quân Trà tại đây

5/5 - (27 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

22 thoughts on “Lịch sử của Nhữ Diêu (Ru ware /Ru kilns)

  1. Larry Ronson says:

    I am extremely inspired together with your writing skills and also with the format to your weblog. Is that this a paid subject or did you customize it your self? Anyway stay up the nice quality writing, it’s rare to see a nice blog like this one today..

  2. barista class near me says:

    There are some fascinating closing dates on this article but I don’t know if I see all of them heart to heart. There is some validity but I’ll take hold opinion till I look into it further. Good article , thanks and we wish extra! Added to FeedBurner as effectively

  3. 1 year online mba uk cheapest says:

    With havin so much content do you ever run into any issues of plagorism or copyright violation? My website has a lot of exclusive content I’ve either created myself or outsourced but it appears a lot of it is popping it up all over the internet without my agreement. Do you know any methods to help protect against content from being ripped off? I’d definitely appreciate it.

  4. kabar berita online says:

    Hi, I think your site might be having browser compatibility issues. When I look at your website in Safari, it looks fine but when opening in Internet Explorer, it has some overlapping. I just wanted to give you a quick heads up! Other then that, fantastic blog!

  5. pandora jewelry says:

    I’m impressed, I must say. Rarely do I come across a blog that’s both educative and entertaining, and without a doubt, you’ve hit the nail on the head. The problem is an issue that too few people are speaking intelligently about. I am very happy that I stumbled across this during my search for something relating to this.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *