Vốn được biết đến là một trong Thập Đại Danh Trà nổi tiếng trong giới trà đạo, Đại Hồng Bào hay còn gọi là Nham Trà Vũ Di có lúc đạt mức giá kỷ lục: 1.2 triệu đô cho mỗi kg. Vậy đâu là lý do khiến nó trở thành thứ trà đắt đỏ như vậy?
Đại Hồng Bào Vũ Di Sơn là một loại trà thuộc dòng trà Ô long, xuất xứ từ núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Tên cũ của trà Đại hồng bào là Kỳ đơn trà(奇丹茶), Kỳ Đơn là một loại trà trong nhóm Đại hồng bào, nói rõ hơn đây là loại trà Đại hồng bào “thuần chủng”. Nhìn từ xa cây trà có màu đỏ nên người ta đặt tên là Kỳ đơn (Kỳ đan) trà. Đại Hồng Bào được chế biến từ 6 cây trà cổ thụ mọc trên vách đá ở núi Vũ Di, sản lượng thu hoạch được chỉ từ 600gr-1kg. Cái tên Nham Trà Vũ Di Sơn cũng xuất phát từ việc cây trà mọc ở các vách đá (nham thạch). Cái tên Đại Hồng Bào được đặt ra và nhiều người biết vì chúng gắn liền với 2 truyền thuyết về Vũ Di và cây trà cổ thụ. Đại Hồng Bào mang nghĩa là “tấm áo bào màu đỏ” mà một vị Quan huyện đã từng dâng lên thần linh để tạ ơn khi được chữa khỏi bạo bệnh.
Đại Hồng Bào còn được bảo vệ và xem như như quốc bảo ở dất nước tỷ dân này vì phẩm chất tuyệt hảo, độ nổi tiếng, quý hiếm bậc nhất Trung Quốc. Tứ đại danh trà của Trung Quốc được các lãnh đạo Trung Quốc ưu tiên dành chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia là Trà Đại hồng bào (Vũ di nham trà), Kỳ đơn (Kỳ Đan), Thủy tiên và Nhục quế. Khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon thăm Trung Quốc tháng 2/1972, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tặng ông 200 gram Đại Hồng Bào, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước. Sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon, thế giới biết đến Đại hồng bào với danh hiệu “trà vương” (vua trà). Tháng 10/2022, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thân mật mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự tiệc trà. Trong số 4 loại danh trà trên bàn tiệc có Đại Hồng Bào.
Quy trình sản xuất trà Đại Hồng Bào
Để có được hương vị đặc trưng, hậu ngọt, Đại Hồng Bào phải trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt bởi bàn tay của những người thợ lành nghề.
Quy trình sản xuất Đại Hồng Bào rất phức tạp nhưng được chia thành các giai đoạn cơ bản bao gồm: làm héo lá trà – lắc, tung lá trà – làm mất nước và lên men trà – oxy hóa lá trà (50-60%) – cán lá trà – sao và cho ra thành phẩm.
- Làm héo lá trà
Đây là bước quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tạo hương thơm cho trà sau khi thành phẩm. Những búp trà được chọn lọc kỹ và phơi dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng 4,5 giờ đồng hồ để lá trà mất 10-15% lượng nước.
- Lắc, tung lá trà
Bước này giúp giảm bớt vị đắng và cân bằng lại hương vị của trà. Thời gian lắc và số lần lắc phụ thuộc vào màu sắc lá trà và hương vị mà người làm muốn có.
- Làm mất nước và lên men trà
Quá trình này mất khá nhiều thời gian (từ 8-12 tiếng), giúp trà có hương hoa lan thoang thoảng, ngọt ngào.
- Oxy hóa lá trà
Nhờ tác động của các enzyme có trong lá trà, Đại Hồng Bào trải qua quá trình oxy hóa tự nhiên. Khi quá trình oxy hóa đạt hơn 50%, cấu trúc lá dần bị phá vỡ, lá trà chuyển từ màu xanh sang màu nâu đỏ, nhờ vậy hương và vị ngọt của trả dần xuất hiện. Sau đó lá trà được ép trong chảo nóng để cố định mức độ oxy hóa, đồng thời giữ được những đặc điểm của trà Ô long.
- Cán trà
Trà được cán nhiệt trong thời gian ngắn, giúp lá trà có hình dạng như mong muốn, đồng thời nâng cao hương vị của trà.
- Sao trà
Bước này giúp lá trà không bị oxy hóa thêm nữa và có thể bảo quản trà tốt hơn. Bước này chỉ thực hiện trong 10 phút.
Đại Hồng Bào có những loại nào?
Tùy vào chủng loại giống trà cũng như mùa vụ mà người ta phân ra nhiều loại Đại Hồng Bào.
Xét về chủng loại, Đại Hồng Bào được chia làm 3 loại như sau:
- Đại Hồng Bào cổ – tức là trà được thu hoạch từ 6 cây trà cổ thụ còn sót lại. Hiện nay, chính quyền địa phương đã hạn chế việc thu hoạch búp chè từ 6 cây này.
- Đại Hồng Bào thuần chủng: Bởi vì việc thu hoạch từ cây mẹ bị hạn chế, nên đến năm 1980, các nhà khoa học đã lấy cành cây từ cây trà cổ trên núi Vũ Di để nhân giống ra các cây con khác. Về cơ bản, những cây này đều cho ra sản phẩm chất lượng tương đương cây trà mẹ.
- Đại Hồng Bào thương mại – gọi đây là thương mại bởi sản lượng trà từ các cây con thuần chủng không đủ để cung cấp cho thị trường, người ta tiếp tục lai tạo các cây con thuần chủng cùng với các giống trà khác như Shui Hsien (Thủy tiên nham trà) hay Rou Gui (Trà Quế Vũ Di)…
Khi phân loại theo mùa vụ, người ta phân loại trà theo mùa thu hoạch: xuân, hè, thu, đầu đông. Trong đó trà được thu hoạch vào mùa xuân được xếp vào loại đặc biệt vì tỉ lệ sâu bệnh ở lá trà vào mùa này là thấp nhất.
Hương vị của Trà ô long Đại Hồng Bào
Trà đại hồng bào được oxy hóa tự nhiên từ 50% – 60% dưới tác động của các enzyme thực vật. Nước Trà Đại Hồng Bào sau khi pha sẽ có màu đỏ cam. Không chỉ có hương vị thơm ngon ngọt ngào, mà nó còn có rất nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe con người.
Trà thành phẩm thường có màu sẫm, mang hương thơm tự nhiên, thoảng mùi hoa quả chín, mùi mật ong đặc trưng của dòng trà ô long, hậu ngọt dịu. Kết hợp cùng mùi lan đặc trưng từ giống Đại Hồng Bào cho ra loại trà tuyệt hảo về cả sắc hương, vị đạo.
Cách pha trà ô long Đại Hồng Bào
- Bước 1: Cho 5gr trà Đại Hồng Bào vào ấm, sau đó cho nước sôi vào, lắc đều và chắt nước ra. Đây là bước đánh thức trà (rửa trà) mà khi pha bất cứ loại trà nào cũng đều có.
- Bước 2: Chế 100ml nước sôi (khoảng 90 – 95°C) vào và đợi khoảng 1 phút là có thể rót ra chén để thưởng thức.
- Bước 3: Đại Hồng Bào có thể pha được nhiều lần nước.
Công dụng của Trà Đại Hồng Bào
- Trong trà Đại Hồng Bào có chứa polyphenol, polysaccharide, theanine và những thành phần có ích cao như tác dụng chống ung thư, tăng cường trí nhớ, hạ huyêt áp. Điểm đặc biệt là polyphenol, một chất quan trọng nhất của EGCG có chức năng chống ung thư
- Trà Đại Hồng Bào có chứa một lượng cafeine vừa phải có thể giúp bạn giữ được cảnh giác và tập trung trong suốt cả ngày làm việc, Có tác dụng làm giảm co thắt tim
- Trà cũng chứa một axit amin, L-theanine, làm dịu tâm trí và xoa dịu thần kinh.
- Tác dụng lợi tiểu: các cafeine và theophylline trong trà Đại Hồng Bào có tác dụng lợi tiểu, điều trị chứng phù, tình trạng ứ nước. Ngoài ra trà đại hồng bào còn được sử dụng để cai nghiện trà xanh, điều trị viêm gan.
- Phòng chống chế xơ vữa động mạch, kháng khuẩn: polyphenols và vitamin C có vai trò lưu thông máu để ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch. Vì vậy, những người thường uống trà, tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh mạch vành thấp.
- Có thể được sử dụng để điều trị các bệnh đường ruột như bệnh tả , thương hàn, kiết lị, viêm ruột….