Quan diêu (Guan ware – Kuan ware– 定窯 – Đồ gốm quan) là gốm sản xuất được điều hành bởi quan chức triều đình nhà Tống ( thế kỷ 12 – 13) và ở thời gian đầu với sản lượng hạn chế chủ yếu dùng trong triều chính (imperial – ngự dụng).
Vì hàm lượng chất sắt cao trong đất sét nên cốt gốm Quan thường có màu đen, lớp men phủ dày , trong và có màu xanh xám nhạt. Gốm sứ Quan sau này được các nhà sưu tập nhóm vào một trong năm ” loại gốm sứ ngự dụng đúng danh nghĩa”. Cũng giống như loại gốm men Celadon Lung-ch’uan ( Lonquan – men không rạn) , dòng sứ Quan rất được triều đình Thanh ngưỡng mộ và giao cho các xưỡng gốm Cảnh Đức Trấn tái sản xuất mô phỏng lại.

Có 2 khu vực lò Quan diêu, lò đích Quan diêu ở Biện kinh và lò làm sau ở thời Nam Tống ở Hàng Châu. Hàng Châu Quan diêu còn gọi là Nội diêu có các dạng men nguyệt bạch, phấn thanh, mễ hoàng (vàng gạo), men rạn kiểu băng liệt, có ẩn văn chìm như móng chim ưng, hay có hình hoa bướm, thú.
Gốm men rạn Quan Diêu và Ca Diêu là vẫn có lẫn lộn chưa thống nhất mặc dầu thông thường người ta cho rằng: với dạng đường rạn màu nâu đen đan xen rộng là dòng sứ Quan và với dạng 2 loại đường rạn nứt đan vào nhau xenjinsi tiexian (gold thread and iron wire) như sợi chỉ màu vàng và chỉ màu nâu đỏ thường liệt vào dòng sứ Ca.
