Nữ công tước Anna Bedford được biết đến như người đầu tiên “khai sáng” ra tiệc Trà Chiều (afternoon tea) kiểu Anh, nhưng lật lại lịch sử bà lại chỉ là một trong số những người đưa Trà phổ biến hơn tại Anh. Hãy cùng Quân Trà tìm hiểu ở bài viết sau.
Năm 1660
Sau khi Trung Quốc phát hiện ra trà như một thức uống khoảng 100 năm, Trà đã “cập bến” tại Anh. Năm 1662, khi Vua Charles II kết hôn với Công nương Catherine of Braganza của Bồ Đào Nha, một phần của hồi môn của bà có một chiếc rương trà. Đó là một quãng đường khá dài và đầy bão táp. Ngay khi đến nơi, bà yêu cầu một tách trà, nhưng tiếc thay lại được phục vụ một ly bia. Chính tình yêu của nữ hoàng đối với trà và ảnh hưởng của bà đối với cung đình đã ảnh hưởng đến sự phổ biến của “thức uống mới”. Trà đầu tiên được phục vụ tại các khu vườn ở ngoài trời và các tiệm cà phê công cộng, sau đó thì được nhiều gia đình ưu ái sử dụng tại nhà riêng.
Năm 1674
Khi người Anh tiếp quản New Amsterdam và đổi tên thành New York, phong tục uống trà như chúng ta biết ngày nay mới bắt đầu. Đến thế kỷ 18,Vua George III quyết định sử dụng trà như một nguồn thu, và đánh thuế cho mặt hàng này lên tới 119%, trà trở thành một thứ đắt đỏ mà chỉ có giới quý tộc mới có khả năng dùng, nhất là các loại trà còn nguyên cánh. Bởi vậy, bạn sẽ thấy các ấm trà ở thời kỳ này khá nhỏ, có thể dưới 1 lít, dáng ấm thường tròn trịa, làm bằng bạc hoặc sứ. Bởi đắt nên trà có thể nói là một thứ “rượu lậu” và trong thời gian này, khá nhiều người hầu trong các gia đình quý tộc bán lại cho thứ dân bã trà đã được pha với giá cao.
Đến năm 1840
Phong tục uống trà chiều bắt đầu ở Anh và được ghi nhận là do Lady of the chamber (*) của Nữ hoàng Victoria, Anna Maria Stanhope, hay Nữ công tước của Bedford.
Trị vì 1837-1901, Nữ hoàng Victoria rất nhiệt thành với Trà chiều, ủng hộ, góp phần đưa hoạt động này phổ biến hơn trong giới quý tộc vì tin rằng nó sẽ tốt cho nền kinh tế quốc gia và sẽ nâng cao kỹ năng xã hội. Bà đã tổ chức rất nhiều tiệc trà sang trọng và thậm chí nướng bánh ngọt cho hàng tử của mình.
Thời gian này ở Anh, mọi người ăn bữa sáng khá muộn vào lúc 10 giờ và thường không ăn trưa. Bởi vậy bữa sáng khá “nặng đô” và bữa tối thì lại ăn vào 6 giờ tối. Khoảng thời gian quá dài này khiến cho nữ công tước thấy đói cồn cào vào tầm 3 đến 5 giờ chiều. Để khắc phục điều này, nữ công tước đã ăn một ít bánh ngọt, bánh tart và bánh quy cùng trà. Lâu dần, nữ công tước xứ Bedford đã “lan tỏa” bữa xế này vào trong giới quý tộc. Phải nhắc lại một chút về lịch sử nước Anh để lý giải cho việc “rảnh rỗi” của giới quý tốc – bình thường đã rảnh nhưng vì ở thế kỷ 18 – 19, đây là thời gian hoàng kim của nước Anh sau chiến thắng với Napoleon, nước Anh tận hưởng một thế kỷ thống trị hầu như không có đối thủ: nắm quyền bá chủ toàn cầu và trở thành người canh giữ cho hoà bình thế giới, được ca ngợi là Pax Britannica (Thái bình Anh Quốc), và mở rộng phạm vi trên khắp toàn cầu. Bởi sự êm đềm này nên các quý bà cũng chẳng có nhiều việc để làm, họ thường xuyên rủ nhau qua dinh thự hoặc lâu đài chơi và “tám nhảm” bên bàn trà như bao phụ nữ thời nay vẫn làm. Từ đó, bữa tiệc Trà chiều hình thành. Lúc đầu, bộ môn này chỉ giới hạn trong giới thượng lưu (vì trà quá đắt), nhưng sau đó, đến đầu thế kỷ 19, thuế trà giảm xuống, cơ hội tiếp cận Trà của giới trung lưu, người dân cũng dễ dàng hơn nên cuối cùng Trà trở nên phổ biến đến mức các quán trà và phòng trà mở ra khá nhiều. Phong tục tao nhã này đã trở nên phổ biến rộng rãi trong suốt thời kỳ đỉnh cao của Thời đại Victoria, khiến cho giờ Trà chiều trở thành trò tiêu khiển thường xuyên của Quý bà Anh.
Vào cuối thế kỷ 19
Trà chiều đã có được những nghi thức trang trọng của riêng mình. Các loại trà sẽ được phục vụ bằng Bạc hoặc sành, sứ xương cao cấp. Vải lanh mịn đã được sử dụng cho khăn trà và khăn giấy (khăn ăn trên bàn). Trang phục cũng được cải biến để bồng bềnh, rộng rãi hơn kết hợp với mũ và găng tay phù hợp. Trà cũng nhiều lựa chọn hơn với các loại được nhập khẩu từ Ấn Độ hoặc Trà Earl Grey (trà Bá Tước) có thành phần chính là trà Ceylon (bây giờ là Srilanka), thuộc địa của Đế quốc Anh. Ăn kèm với trà, đĩa đồ mặn được trang trí bằng các miếng sandwiches, bánh scones với mứt hoặc kem đông, bánh mì nướng với quế, bánh kem nhỏ 4 vị, và các món ngon khác có sẵn được gọi là “đồ ăn kèm trà.” Trong các ngôi nhà của tầng lớp lao động, trà chiều được gọi là High tea với các món như thịt nguội, pho mát và bánh mì. Bữa ăn tối này được gọi là “trà dư tửu hậu” và có thể thay thế bữa tối.
Tiệc trà chiều được chia thành hai kiểu phổ biến: high tea và low tea. Những cái tên này được dựa trên chiều cao của các bàn phục vụ.
Low Tea (Afternoon tea): Tiệc trà chiều của giới quý tộc
Low Tea thường được phục vụ tại những bàn thấp, có thể là bàn cà phê ở phòng khách, hoặc bàn thấp kê ngoài sân vườn của giới quý tộc.
Sở dĩ Low Tea được xem là tiệc trà dành riêng cho tầng lớp thượng lưu là vì nó thường diễn ra vào khoảng từ 3 đến 4 giờ chiều. Đây là thời gian mà chỉ những người ‘chủ nhân’ mới có thể nhàn nhã, thư thái thưởng trà. Những người tham dự tiệc Low Tea sẽ không quá để ý đến món ăn đi kèm, thay vào đó họ sẽ chú trọng vào việc thưởng trà là chính.
Vì vậy, các món bánh được phục vụ tại Low Tea thường sẽ là bánh nướng, bánh mì ăn cùng mứt hay phết bơ, bánh scones hoặc sandwich. Vừa đủ để nhâm nhi thưởng trà, vừa đủ “dằn bụng” trước bữa tối sẽ diễn ra vào khoảng 8 giờ.
High tea: Tiệc trà chiều của những người lao động
Cái tên lại một lần nữa phản ánh chiếc bàn được phục vụ cho tiệc trà chiều. Với High Tea chính là bàn cao, bàn dùng cơm. Tiệc trà chiều High Tea sẽ diễn ra vào khoảng 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Đây là thời gian sau khi tan làm của tầng lớp lao động tại Anh. High Tea cũng sẽ kém cầu kỳ và ít dụng cụ thưởng trà hơn so với Low Tea.Các ấm trà, tách trà, các loại bánh cũng được tối giản hóa và chú trọng nhiều hơn vào công dụng. Nếu Low Tea có mục đích lót dạ trước bữa tối thì High Tea chính là bữa ăn nạp lại năng lượng sau một ngày dài của tầng lớp lao động.
Các món ăn tại High Tea vì vậy cũng có sự khác biệt. Sẽ có sự xuất hiện của các món mặn như bánh nướng nhân thịt, cá hồi hun khói, thịt nguội, bánh mì,… Bên cạnh đó, lượng trà được phục vụ cho High Tea cũng được tiêu thụ nhiều hơn so với Low Tea.
Cụm từ [Lady of the Bedchamber]: có nghĩa “Các quý cô trong phòng ngủ”. Do khi xưa, các Vương hậu hay Nữ vương, Công nương thuộc vương thất chỉ quanh quẩn trong phòng riêng (Bedchamber), và các “quý cô” này có nhiệm vụ bầu bạn với các bà. Họ không phải là hầu gái, không phải là thị tùng, không phải là hầu cận. Những nguời được chọn làm Lady of the Bedchamber đều là các quý cô trong gia đình quý tộc lâu đời và đã được phong tước. Các “Lady of the Bedchamber” hiện tại chỉ được yêu cầu khi có những nghi thức ngoại giao quan trọng, ví dụ Khai mạc Quốc hội của Nữ vương, thì họ sẽ đóng vai trò tháp tùng đi theo Nữ vương bên cạnh Prince Charles hay Prince Philip. Họ được gọi chính thức là [Gentlewoman of Her Majesty’s Bedchamber]
Appreciate it for helping out, good information.
Some really nice and utilitarian information on this site, also I think the pattern has got wonderful features.
Youre so cool! I dont suppose Ive learn something like this before. So nice to search out someone with some unique ideas on this subject. realy thanks for starting this up. this web site is one thing that’s needed on the web, someone with a little bit originality. useful job for bringing one thing new to the internet!
Hey there! Do you know if they make any plugins to help with SEO?
I’m trying to get my site to rank for some targeted keywords but I’m
not seeing very good success. If you know of any please share.
Cheers! You can read similar art here: Eco blankets
I’m really inspired with your writing talents and also with the structure for your blog. Is this a paid topic or did you modify it your self? Either way stay up the nice quality writing, it’s uncommon to see a nice weblog like this one these days..
Hey very cool website!! Guy .. Excellent .. Amazing .. I will bookmark your site and take the feeds additionally…I’m satisfied to seek out a lot of useful info here within the put up, we want work out more strategies in this regard, thank you for sharing.
Just wanna comment on few general things, The website style and design is perfect, the subject matter is real fantastic : D.
I really appreciate this post. I’ve been looking everywhere for this! Thank goodness I found it on Bing. You’ve made my day! Thx again
I was wondering if you ever thought of changing the layout of your blog? Its very well written; I love what youve got to say. But maybe you could a little more in the way of content so people could connect with it better. Youve got an awful lot of text for only having one or 2 pictures. Maybe you could space it out better?