Thợ làm gốm đều có cho mình sự tỉ mỉ, sự khéo léo trong từng bước làm gốm. Do đó, từng sản phẩm gốm đều chất lượng, được tạo nên từ quy trình làm gốm sáng tạo, dưới sự kiểm soát chặt chẽ, chuẩn xác. Quy trình làm đồ gốm bao gồm nhiều công đoạn. Dưới đây là 5 bước làm đồ gốm chi tiết.
Bước 1: Thấu Đất – Khâu Làm Đất
Bước đầu tiên trong quy trình làm đồ gốm là phải chọn đất sét và đất cao lanh loại tốt nhất. Tiếp đó, đát được tinh luyện qua nhiều công đoạn để có thể lấy được đất tốt nhất để có thể làm gốm.
Đất sét sau khi được khai thác thường rất rắn nên phải được tưới nước rồi dùng mai thái mỏng. Sau đó, đất sẽ được loại bỏ những tạp chất và dùng chân nhào thật kỹ rồi đắp thành từng đống lớn. Đất sẽ được thái đi thái lại nhiều lần để tạo nên độ mịn, dẻo. Bước làm gốm đầu tiên này gọi là thấu đất.
Bước 2: Chuốt Gốm – Bước Tạo Hình Đồ Gốm
Trên thực tế, có tới 3 phương pháp để tọa hình gốm chính, đó là:
- Tạo hình trên bàn xoay
- Tạo Hình bằng khuôn
- Nặn đắp bằng tay
Tuy nhiên, có những trường hợp sản phẩm gốm được tọa ra bởi sự kết hợp giữa cả 3 phương pháp trên. Chi tiết cách làm các bước như sau.
Tạo Hình Gốm Trên Bàn Xoay
Sau khi đất được luyện kỹ vừa và có độ dẻo nhất định, sẽ được nặn thành dây dài, to bằng cổ tay. Người thợ sau đó sẽ chuốt ngắt từng đoạn, khoanh trũng giữa bàn xoay.
Chân phải đjap bàn, chuốt đất bằng 2 tay. Sản phẩm gốm với kích thước to hay nhỏ, dày hay mỏng đều được điều khiển bởi bàn tay người thợ. Cách tạo hình gốm bằng bàn xoay thường được sử dụng cho những sản phẩm có kích thước lớn như: lọ, chum, bình…
Tạo Hình Bằng Khuôn
Phương pháp tạo hình gốm bằng khuôn thường được áp dụng trong sản xuất các sản phẩm gốm có khối lượng vừa phải như: bát, chén, đĩa…
Tạo Hình Gốm Bằng Tay
Kỹ thuật này được thể hiện rất rõ ở các con kê, trên đỉnh gốm, lon, vại, bao nung hay các loại linh thú, tượng…
Bước 3: Trang Trí Hoa Văn
Tương tự như bước tạo hình gốm, trang trí hoa văn cho sản phẩm gốm đã được tạo hình cũng được thực hiện bằng nhiều phương pháp khách nhau.
Vẽ Trực Tiếp Trên Gốm
Ở công đoạn này, người thợ sẽ dùng bút lông để vẽ trực tiếp trên nền mộc các họa tiết, hoa văn. Để thực hiện công đoạn này một cách hoàn hảo, người thợ phải có tay nghề cao, hoa văn trên gốm phải được vẽ chi tiết và hòa hợp với dáng gốm. Chính điều này đã nâng tầm các sản phẩm gốm thành một loại hình nghệ thuật tinh tế.
Những sản phẩm gốm sau khi được tráng men rồi trang trí hoa văn. Công đoạn này được gọi là vẽ trên men. Còn trang trí hoa văn trước rồi tráng men được gọi là vẽ dưới men.
Cắt Gọt & Khắc Vạch Trực Tiếp
Những sản phẩm gốm sau khi được chuốt sẽ được phơi nắng cho đến khi đất se cứng lại, tiến hành sửa, gọt và cạo nhẵn theo ý muốn. Cách khắc vạch là phương pháp chủ yếu để trang trí hoa văn cho gốm. Ở công đoạn này, người thợ gốm sẽ vẽ hoặc vạch trực tiếp lên xương gốm sau đó sẽ đem nung.
In Hoa Văn Bằng Khuôn
Với một số sản phẩm gốm có hoa văn được khắc chìm vào xương gốm đều được thực hiện bằng phương pháp in khuôn. Cách này được áp dụng với các sản phẩm gốm men ngọc hay gốm men hoa nâu.
Bước 4: Tráng Men
Khi sản phẩm mộc đã hoàn chỉnh, người thợ có thể nung sơ gốm ở nhiệt độ thấp rồi dem tráng men hoặc dùng ngay sản phẩm mộc đó trực tiếp tráng men rồi mới nung. Người thợ gốm thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên gốm mộc hoàn chỉnh. Trước khi đem tráng men, sản phẩm phải được làm sạch bụi bằng chổi lông.
Sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men bắt buộc phải có một lớp men lót để có thể che bớt màu của xương gốm và đồng thời cũng phải tính toán đến tính năng của mỗi loại men định tráng trên từng loại xương gốm, nồng dộ men, mức độ khó của xương gốm và cả thời tiết. Trên thực tế, kỹ thuật tráng men gồm nhiều hình thức như phun men, dội men lên bề mặt, nhúng men đối với loại gốm nhỏ tuy nhiên, thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm – “kìm men”. Khó hơn cả là “quay men” hay “đúc men”.
Công đoạn “quay men” là hình thức tráng men bên trong & ngoài cùng 1 lúc. “Đúc men” thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Những thủ pháp tráng men trên là kĩ thuật, nó cũng là nghệ thuật được bảo tổn qua nhiều thế hệ. Thậm chí, ta có thể nói đó là bí quyết trong nghề nghiệp.
Sửa Hàng Men
Sửa hàng men tức người thợ gốm sẽ tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm gốm lần cuối cùng trước khi cho vào lò nung. Người thợ gốm sẽ xem xét kĩ từng sản phẩm, tìm xem có khuyết men chỗ nào không thì phải bôi men vào. Tiếp đó, họ sẽ “cắt dò” tức cạo bỏ những phần men thừa. Công việc này được gọi là “sửa hàng men”.
Bước 5: Nung Sản Phẩm Gốm
Đây là công đoạn cuối cùng và cũng là quan trọng nhất trong tất cả các bước. Sản phẩm gốm thành công hay thất bại đều được quyết định ở bước này. Có nhiều loại lò nung gốm tuy nhiên phổ biến nhất phải là lò có hay lò bầu và gần đây là lò hộp.
Nhiên liệu để nung gốm là than cám, củi hoặc là gas. Thời gian nung gốm sẽ được quyết định tùy theo loại vỏ và hình dáng của sản phẩm. Nếu là gốm đất nung, nhiệu độ sẽ từ 600 – 900°C, gốm sành nâu từ 1100 – 1200°C, gốm sành xứ từ 1200 – 1250°C, gốm sành trắng từ 1250 – 1280°C và cuối cùng là đồ sứ từ 1280 – 1350°C.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.