CHÉN TRÚC NHỮ DIÊU QT39
CHẤT LIỆU | Nhữ diêu |
---|---|
DUNG TÍCH | 110 ml |
CHẾ TÁC | Toàn thủ công |
Gốm Nhữ được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử gốm sứ nhân loại
Điểm đặc biệt của gốm Nhữ là các vết rạn, vết nứt tự nhiên trên lớp men, được sắp xếp rất chi tiết và có trật tự. Đặc tính này đến từ chất men mã não nguyên khoáng, mang lại cho gốm Nhữ những hoa văn nổi bật trên bề mặt và vô số bong bóng nhỏ trong men tựa như sao mai trên trời, rất nghệ thuật, tùy theo nhiệt độ và vị trí lò nung mà đạt được.
Nhữ Diêu thời Bắc Tống nổi tiếng với kỹ thuật nung tràn men, hay còn gọi là kỹ thuật Chi Đinh 3-5. Đây là một đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật gốm của họ. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó và đầy rủi ro, khiến tỉ lệ thất bại cao và tăng chi phí sản xuất mỗi sản phẩm.
Trong các tài liệu cổ về Nhữ Diêu, đặc biệt là trong thời kỳ chính tông ở thời Bắc Tống, kỹ thuật này thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm gốm của Nhữ.
Tuy nhiên, một số dòng Nhữ cổ không phải chính tông thường không sử dụng kỹ thuật này.
Điển hình là đồ sứ Nhữ biến thể (không chính tông) được nung tại lò nung Hoàng Gia Cảnh Đức Trấn từ thời Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh…. Trong đó, phổ biến nhất và có chất lượng tốt nhất là đồ sứ Nhữ biến thể thời Ung Chính và Càn Long. Đồ sứ Nhữ thời kỳ này có đường viền đều, màu men đồng nhất và các vết rạn khá tinh xảo.
Do nhiệt độ nung cao nên men trong mờ, khác với men trắng đục mờ của lò Nhữ chính tông thời Bắc Tống. Vào thời nhà Thanh, đồ sứ Nhữ biến thể thường có dòng chữ 6 ký tự màu xanh và trắng. So với đồ sữ Nhữ biến thể của triều đại Ung Chính, đồ sứ Nhữ biến thể của triều đại Càn Long tập trung nhiều hơn vào việc làm nổi bật kỹ thuật đúc và nung tuyệt đỉnh. Mặc dù vậy, Hoàng Đế Càn Long là người có những yêu cầu rất khắt khe đối với việc nung đồ sứ hoàng gia, cũng không hài lòng với đồ sứ Nhữ biến thể thời bấy giờ.
Tìm hiểu thêm về chén chủ/chén tống