CHÉN KHẢI NHỮ DIÊU MIỆNG HOA
Gốm Nhữ được đánh giá là một trong những dòng gốm có địa vị cao nhất trong lịch sử gốm sứ nhân loại
Điểm đặc biệt của gốm Nhữ là các vết rạn, vết nứt tự nhiên trên lớp men, được sắp xếp rất chi tiết và có trật tự. Đặc tính này đến từ chất men mã não nguyên khoáng, mang lại cho gốm Nhữ những hoa văn nổi bật trên bề mặt và vô số bong bóng nhỏ trong men tựa như sao mai trên trời, rất nghệ thuật, tùy theo nhiệt độ và vị trí lò nung mà đạt được.
Nhữ Diêu thời Bắc Tống nổi tiếng với kỹ thuật nung tràn men, hay còn gọi là kỹ thuật Chi Đinh 3-5. Đây là một đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật gốm của họ. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó và đầy rủi ro, khiến tỉ lệ thất bại cao và tăng chi phí sản xuất mỗi sản phẩm.
Trong các tài liệu cổ về Nhữ Diêu, đặc biệt là trong thời kỳ chính tông ở thời Bắc Tống, kỹ thuật này thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm gốm của Nhữ.
CHẤT LIỆU | Nhữ Diêu |
---|---|
DUNG TÍCH | 110ml |
NGHỆ NHÂN | Hầu Toàn Lực |
TÁC PHẨM | Chén khải |
CHẾ TÁC | Toàn thủ công |
Chén khải (hay Gaiwan, tiếng Trung: 盖碗 hoặc 蓋碗) là dụng cụ pha trà có hình dáng như cái bát, có nắp đậy, không tay cầm và đi kèm với đĩa đựng. Trà cụ này xuất hiện từ thời nhà Minh, Trung Quốc và được làm bằng nhiều loại chất liệu như: sứ, gốm tráng men, thủy tinh, ngọc bích,… Chén khải thường có dung tích nhỏ, từ 100 – 150ml, thích hợp cho các buổi thưởng trà độc ẩm, đối ẩm.