Ở Việt Nam không có nhiều người từng nghe nói đến trà đen, vì ở Việt Nam gần như không có loại trà đen sợi rời cao cấp như trà xanh hay trà Ô Long các bạn hay thấy. Nhưng chắc rằng các bạn đã từng nhấm nháp một tách Lipton túi lọc hay thương thức trà trong một ly trà sữa, đó chính là trà đen. Trà đen rất phổ biến ở châu Âu, Ấn Độ, thường dùng ở dạng túi lọc hoặc pha cùng với sữa.
Trà đen là gì?
Trà đen (Dark tea /Chinese Black tea) là loại trà được lên men cao, trà được để cho oxy hoá hoàn toàn (100%), nước trà có màu nâu đỏ, hương thơm đậm của hoa quả chín.
Trong lịch sử Trung Quốc, trà đen đã được ghi chép là xuất hiện vào năm 1524. Trong đó, trà đen có nguồn gốc ở khu vực An Hóa thuộc tỉnh Hồ Nam – Đây là nơi sản xuất trà đen chính thống từ thời nhà Minh.
Một truyền thuyết thú vị được lưu truyền rằng trà đen được phát hiện tình cờ trên Con đường Tơ lụa và Con đường Trà. Khi đó có một đoàn lữ hành mang trà qua mùa mưa. Khi trà bị ngâm nước mưa, người vận chuyển cho rằng trà bị bẩn và sẽ hỏng, nên họ để trà lại. Tuy nhiên vào các năm sau, những ngôi làng gần đó lại bị bùng phát dịch kiết lỵ. Để cứu người dân trong tuyệt vọng, họ quyết định uống loại trà đã bị bỏ hoang và đã bị lên nấm lên men. Thật kỳ diệu, loại trà này đã chữa khỏi bệnh cho người dân trong làng. Từ đó trà đen trở nên nổi tiếng và được công nhận. Câu chuyện này thực sự là một minh chứng cho sức mạnh và giá trị của trà đen.
Cách chế bến trà đen
Trà đen cũng sử dụng cả 5 bước cơ bản của quá trình làm trà, nhưng trà được để cho oxy hoá hoàn toàn (100%). Các bước được thực hiện tiếp nối nhau và không lặp lại một bước nào. Chúng được chế biến trong vòng 1 ngày. Nước trà thường có màu nâu sáng tới đỏ đậm. Các loại trà đen có hương vị mạnh nhất, một số loại rất chát.
- Hái: bao gồm hái búp, lá và xử lý cơ bản.
- Làm héo: làm héo và mềm lá trà.
- Vò : làm dập vỡ các tế bào và tạo hình cho lá khi thành phẩm
- Oxy hoá: làm dập lá, phá vỡ thành tế bào và tạo điều kiện cho các enzym trong lá gây ra phản ứng oxy hóa tự nhiên. Trà đen bị oxy hóa nhiều hơn sẽ giữ được độ tươi và hương vị tốt hơn trong những chuyến đi dài ngày so với trà xanh bị oxy hóa ít.
- Sấy: định hình và làm khô.
Hình thức, hương vị và màu sắc của trà đen:
- Có thể nguyên lá, hoặc nhuyễn, lá có màu nâu đỏ Hương thơm đậm của hoa quả chín.
- Thỉnh thoảng có vị khói, vị đậm và có 1 số loại có chút đắng chát.
Phân biệt trà đen và hồng trà:
Nguyên liệu để sản xuất Trà Đen là những lá trà già, có lượng tannin nhiều, xanh đậm, đó cũng là điểm để phân biệt Trà Đen và Hồng Trà. Hồng trà có màu vàng sậm, đỏ, hương hoa quả và hương mật ong, vị ngọt dịu. Trong khi Trà Đen (hay còn gọi là Dark tea hoặc Chinese black tea) có màu đỏ đậm, hổ phách đậm, hương gỗ mục, thảo mộc và trầu bà rõ rệt. Vị trà ngọt, hậu vị sâu với nhiều tầng vị
Các loại trà đen phổ biến hiện nay:
- Trà Earl Grey (trà Bá Tước có thành phần chính là trà Ceylon)
- Trà đen Hồ Bắc
- Trà đen Vân Nam
- Trà Lục bảo (liù bǎo chá) sản xuất gốc tại làng Lục Bảo, của tỉnh Quảng Tây, Hiện tại các khu vực sản xuất của nó bao gồm hơn 20 hạt của tỉnh Quảng Tây.
Cách pha Trà đen
- Bước 1: Sử dụng khoảng 5g trà với ấm 100ml để chuẩn bị.
- Bước 2: Dùng nước sôi từ 90 độ để pha trà. Điều này giúp giữ nguyên hương vị trà.
- Bước 3: Tráng ấm chén bằng nước nóng.
- Bước 4: Cho trà vào ấm, sau đó thêm nước sôi vừa đủ để ngập trà, sau đó chắt nước ngay.
- Bước 5: Đổ nước sôi đầy vào ấm, đậy nắp và chờ khoảng 20 – 30 giây để trà ngấm.
- Bước 6: Rót trà từ ấm ra tống rồi chia đều vào chén và bắt đầu thưởng thức..
Uống lạnh: bạn có thể sử dụng nước lạnh để ủ trà trong khoảng thời gian từ 4 đến 18 tiếng trong tủ lạnh và sau đó lọc bỏ lá. Khi uống bạn có thể pha thêm sữa, đường hoặc chanh theo sở thích. Hoặc đơn giản bạn vẫn pha với nước nóng nhưng gấp đôi lượng trà, ủ trà như bình thường và sau đó rót trà nóng lên đá. Từ trà đen đá bạc hà đến trà latte nóng, có rất nhiều cách để pha trà đen. Trà đen đá là một trong những công thức trà đen phổ biến nhất, vì chúng dễ pha và có thể được thưởng thức bất kỳ ngày nào trong năm.
Công dụng của Trà đen
Trà đen được sản xuất từ lá trà Camellia sinensis đã được lên men hoàn toàn. Với hương vị đậm đà và màu nâu đen đặc trưng, trà đen thường được sử dụng để làm đồ uống giải khát và cũng có nhiều công dụng khác nhau, kể đến như:
- Trà đen cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, protein, khoáng chất, axit amin và chất đường.
- Caffeine, axit amin, vitamin, phospholipid trong trà đen hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa chất béo và kích thích tiết dịch vị. Từ đó giúp cải thiện sự thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa.
- Trà giúp tiêu hóa, giải nhờn và duy trì sự thông suốt của đường ruột.
- Tác dụng giảm cân, ngăn bệnh tim mạch.
- Nghiên cứu cho thấy trà đen có khả năng chống ung thư và đột biến tế bào khối u.
- Nó chứa nhiều chất chống oxy hóa như catechin, vitamin C, E, flavonoid, carotene và các nguyên tố vi lượng, giúp chống oxy hóa, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ tế bào.
- Nó cũng giúp hạ huyết áp thông qua tác động của catechin, theanine và caffeine trên mạch máu.
- Theaflavins trong trà đen có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm, trong khi thearubigins tạo nên màu sắc đặc trưng của trà Hei Cha.
- Trà đen cải thiện quá trình chuyển hóa carbohydrate, giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Caffeine trong trà đen giúp giải độc và tăng cường lọc nước qua thận, còn polyphenol hấp thụ kim loại nặng và giảm tác động độc hại của chúng.