Khi mua ấm chén tử sa về cần phải xử lý thế nào trước khi sử dụng?

Với Ấm chén làm từ đất tử sa người dùng khi mua về đều cần có cách xử lý khác nhau trước khi sử dụng. Có người đun ấm cùng với trà, có người ngâm với trà để qua đêm, hoặc cũng có người đun với gừng… Chúng tôi xin gửi tới quý trà hữu một số kinh nghiệm sau đây để xử lý ấm chén trà trước khi “khai ấm” – sử dụng lần đầu.

Mục đích để khử mùi “hôi” của trà cụ

Có những ấm trà có mùi rất khó chịu do chất đất làm ấm. Đặc biệt là ấm tử sa của Nghi Hưng nung ở nhiệt độ thấp thường hay bị nặng mùi, nếu cứ để ấm như vậy mà pha trà thì sẽ làm mất hương vị trà.

Vì thế người ta đun ấm hay ngâm ấm với trà là do chất Polyphenol chứa trong lá trà khử mùi của ấm.

Trên thực tế nếu ấm không quá nặng mùi thì có thể khử ngay được nhưng với loại ấm mà chất đất nặng mùi thì dù có xử lý ấm khi mua về mà lại không dùng ấm thường xuyên, thì sau một thời gian chất polyphenol trong lá trà sẽ oxy hóa, mùi của đất sẽ quay trở lại.

Sử dụng khăm mềm sạch để làm sạch ấm tử sa bên ngoài và bên trong.

Để hạn chế vị chát hay ráp đầu lưỡi

Với đồ gốm nói chung, nhân tố làm tăng vị ngon của trà chính là ion sắt. Mọi người thường cho rằng diện tích bề mặt (trong ấm) càng lớn thì càng chứa nhiều ion sắt và vị trà sẽ càng ngon nhưng không hẳn là vậy.

Một yếu tố cũng quan trọng như hàm lượng ion sắt giải phóng ra chính là hàm lượng của các khoáng chất khác. Có những khoáng chất kết hợp với ion sắt càng tạo ra hương vị thơm ngon nhưng ngược lại cũng có những khoáng chất phản ứng với ion sắt làm hương vị trà dở hơn.

Ví dụ những chất như kẽm, đồng, nhôm sẽ làm vị kém ngon. Các bạn có thể là thử để kiểm nghiệm bằng cách thả vào trà pha bằng ấm tử sa chu nê một đồng tiền xu, các bạn sẽ thấy ngay lập tức vị trà bị biến đổi.

Đất chu nê được cho là tốt vì có độ thuần khiết của chất sắt cao nhưng nhiều trà cụ không phải được làm từ những loại đất ưu việt như vậy. Nếu ấm trà làm từ đất có chứa các loại khoáng chất khác không chỉ có sắt, đặc biệt có chứa kẽm chẳng hạn, chỉ cần nếm nước trong ấm này đôi khi bạn cũng sẽ có cảm giác ráp ở đầu lưỡi, đó là một dạng của vị chát. Nên nếu pha trà trong ấm này thì sẽ có cảm giác trà có vị chát. Trong các dòng ấm tử sa Nghi Hưng thì ấm làm từ tử nê thường hay làm trà có vị chát.

Với những ấm trà loại này, nếu độ chát mà đậm thì khó có thể khắc phục được nhưng với những ấm mà nồng độ thấp thì qua thời gian sử dụng vị chát sẽ dần mất đi do khoáng chất từ nước và trà giải phóng ra sẽ bám lên bề mặt ấm và phủ lên khoáng chất là nguyên nhân gây ra vị chát.

Thông thường sử dụng sau một thời gian vị trà dường như ngon hơn là do khoáng chất có trong nước.

Kết luận lại là không cần thiết phải xử lý cầu kỳ khi bắt đầu dùng ấm, tuy nhiên với những ai để ý đến hương vị hay cảm giác ráp lưỡi thì nên pha trà xanh hoặc trà Ô long sau đó để ngâm qua đêm, lặp lại vài lần như vậy để khử mùi của ấm. Cũng có thể đun ấm với lá trà nhưng làm như vậy có khả năng làm rạn nứt ấm nên cẩn trọng khi dùng cách này.

Bỏ trà vào trong lòng ấm và cả trong nồi rồi đun sôi và vặn lửa nhỏ trong 30 – 45 phút

Ở Trung Quốc còn có khái niệm “dưỡng ấm” có nghĩa là tưới nước hoặc nước trà lên thân ấm. Đó là do người xưa với mục đích cải thiện hương vị trà pha trong ấm mà những lúc rảnh rỗi thì tưới nước hoặc nước trà lên ấm, thế nhưng giờ đây mọi người lại quên đi cái bản chất dưỡng ấm tức là dưỡng bên trong ấm trà chứ không phải chỉ tưới phía bên ngoài thân ấm. Cũng có cách dưỡng là ngâm ấm vào trong trà, cách này làm ấm được tiếp xúc với trà cả mặt trong và ngoài.

Dùng chính nước trà làm sạch ấm là cách mà nhiều người thưởng trà thường hay sử dụng

Khi muốn làm thay đổi nhanh chóng vẻ bề ngoài của ấm

Nếu là ấm chu nê tự nhiên thì độ thấm hút nước rất cao, khi cho trà rồi đun lên thì thành phần trong trà hòa tan trên bề mặt lòng ấm và màu sắc nhanh chóng biến đổi. Ban đầu ấm có màu quả hồng rồi chuyển sang màu đỏ hơn. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình biến đổi này thì bạn có thể đun ấm trong trà cũng là một cách.

Ngoài ra với ấm trà nung hoàn nguyên (nung củi) như ấm tử nê được làm từ loại đất mà nếu dùng tay chạm vào, vân tay sẽ in lên đất và dù có lau có rửa thì cũng không hết. Với loại trà cụ này có thể duy trì vẻ bề ngoài thuần khiết bằng cách phủ lên bề mặt ấm bằng các thành phần của trà. Và sẽ cần phải thử để cho thành phần trà ngấm trên bề mặt ấm.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng ấm tử sa:

  1. Nếu mua ấm trà đã qua sử dụng, vì trên bề mặt ấm đã tích tụ một lượng khoáng chất chứa trong nước của người dùng trước nên trong một vài tháng đầu ta sẽ không cảm nhận được vị nguyên bản của nước ta đang dùng. Do vậy dù không pha trà thì cũng nên thường xuyên rửa, tráng ấm bằng loại nước của mình.
  2. Không nên thay đổi loại nước dùng để pha trà.
  3. Nếu dùng ấm trà của mình pha ở nơi khác thì cũng nên mang theo nước và ấm đun nước của mình
  4. Không nên cạo mảng bám trên ấm trà hay là ấm đun.

5/5 - (7 bình chọn)

Tác giả

  • Mai Chi

    Tôi là Mai Chi đến từ Quân Trà, với niềm đam mê bất tận về Trà, Gốm sứ thủ công và Ấm Tử Sa. Chúng tôi giới thiệu nhiều tác phẩm tử sa, gốm sứ cao cấp của các nghệ nhân nổi tiếng Trung Quốc được nhập khẩu phân phối độc quyền tại Việt nam. Chúng tôi cũng giới thiệu các loại danh trà nổi tiếng của Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam

Chia sẻ ngay

2 thoughts on “ Khi mua ấm chén tử sa về cần phải xử lý thế nào trước khi sử dụng?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *